| Hotline: 0983.970.780

Đại siêu thị đẩy mạnh tiêu thụ nông sản Việt

Thứ Tư 12/08/2020 , 07:10 (GMT+7)

Là chuỗi đại siêu thị bán lẻ lớn tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng Big C lại đi đầu trong việc quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản Việt.

Cán bộ thu mua nông sản tươi sống của Big C hỗ trợ tiêu thụ cà rốt cho bà con nông dân Hải Dương. Ảnh: CR.

Cán bộ thu mua nông sản tươi sống của Big C hỗ trợ tiêu thụ cà rốt cho bà con nông dân Hải Dương. Ảnh: CR.

Mua nông sản trực tiếp từ nông dân với chiết khấu 0%

Theo chia sẻ của lãnh đạo Tập đoàn Central Retail, với mong muốn phát triển bền vững tại Việt Nam, ngay sau khi sở hữu chuỗi đại siêu thị bán lẻ Big C, Central Retail cam kết đóng góp vào sự thịnh vượng của Việt Nam cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt.

Với các thương hiệu bán lẻ hàng tiêu dùng lớn tại Việt Nam là Big C,GO!, Lanchi Mart, Central Retail có hệ thống phân phối rộng lớn với hàng chục cửa hàng trên toàn quốc, có mặt tại 24 tỉnh thành và phục vụ hơn 60 triệu lượt khách hàng mỗi năm.

Đặc biệt, trong những năm qua, Central Retail đã không ngừng nỗ lực đồng hành cùng Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương cùng một số tỉnh, thành tổ chức hàng loạt chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại với mặt hàng nông sản tiêu thụ trong và ngoài nước.

Một trong những chương trình vô cùng ý nghĩa được các bộ, ngành, địa phương đánh giá rất cao của Central Retail đó là hỗ trợ mô hình nông nghiệp và thu mua nông sản trực tiếp từ các hộ nông dân và HTX với chiết khấu 0%.

Đây là một trong những chương trình chiến lược của Central Retail nhằm tạo điều kiên để các sản phẩm nông đặc sản Việt Nam chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng thông qua kênh phân phối bán lẻ thực phẩm của Central Retail.

“Sau một năm triển khai, chúng tôi đã có nhiều khóa tập huấn được tổ chức cho hơn 500 HTX và các hộ nông dân tại các khu vực phía Bắc, khu vực miền Trung (Nghệ An), và miền Nam như Tây Ninh, ĐBSCL (Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh).

Qua đó, đã có hàng trăm HTX đang là đối tác cung cấp 20.000 tấn hàng hóa cho hệ thống bán lẻ của chúng tôi, giúp cải thiện đời sống của hơn 6.000 người nông dân Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail cho biết.

Các phiên chợ cuối tuần và tuần lễ giới thiệu nông sản Việt đã trở thành sự kiện uy tín tại hệ thống siêu thị Big C. Ảnh: CR.

Các phiên chợ cuối tuần và tuần lễ giới thiệu nông sản Việt đã trở thành sự kiện uy tín tại hệ thống siêu thị Big C. Ảnh: CR.

Theo lãnh đạo Central Retail, chương trình thu mua trực tiếp nông sản từ các hộ nông dân và HTX về sâu xa còn giúp người nông dân làm chủ và được trực tiếp tiếp cận với kênh bán hàng hiện đại, để qua đó cải thiện năng lực chuyên môn và phát triển thương hiệu riêng của mình.

Tiếp đến là giảm được chi phí trung gian từ các thương lái, giúp phần bình ổn giá và mang lợi ích tới người tiêu dùng. Vì vậy, dù đang trong thời điểm dịch Covid-19 nhưng hệ thống siêu thị của Central Retail vẫn đang tiêu thụ rất hiệu quả các mặt hàng nông sản Việt cho các HTX và hộ nông dân.

Một lợi thế khác khi Big C thu mua hàng trực tiếp từ nông dân và HTX thì sự tương tác giữa nhà sản xuất nhà bán lẻ được thường xuyên hơn, như vậy người nông dân nhận biết được tín hiệu thị trường sớm để điều chỉnh kế hoạch sản xuất của mình kịp thời.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của lãnh đạo Central Retail, những ngày đầu tiên khi làm việc với các hộ nông dân và HTX doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi có một số HTX còn chưa biết sử dụng email, không đọc được đơn hàng, không biết viết hóa đơn đỏ, thậm chí là ngày hội làng, ngày giỗ họ là không giao hàng,…

Nhưng với rất nhiều nỗ lực và tâm huyết, hỗ trợ từ các cán bộ đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT Central Retail đến nay đã tổ chức thành công, thuần thục nhiều chương trình tập huấn về xu hướng tiêu dùng, tiêu chuẩn hàng hóa được siêu thị chấp nhận,  nguyên tắc làm việc và quy trình vào hàng của siêu thị.

Với sự thành công và kết quả vừa qua, tới đây Central Retail cũng sẽ tiếp tục tập huấn cho các hộ nông dân và HTX cả 3 miền, trong đó tăng cường thêm cho khu vực Miền Trung và Miền Nam

Tổ chức thường xuyên tuần lễ giới thiệu nông đặc sản địa phương

Tính đến thời điểm này, Central Retail đã đồng hành cùng rất nhiều tỉnh, thành tổ chức thành công hàng chục tuần hàng nông sản, tuần hàng OCOP tại Big C Hạ Long, Big C Hà Nội và Big C Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, đã có nhiều sản phẩm OCOP, nhiều loại nông sản đặc sản được đưa vào quảng bá, giới thiệu, kinh doanh trong hệ thống Big C và GO!.

Thống kê thực tế cho thấy, rất nhiều mặt hàng nông đặc sản sau các chương trình quảng bá, giới thiệu đã trở thành sản phẩm bán chạy và có doanh số cao nhất trong quầy hàng hệ thống siêu thị Big C như: Mỳ Chũ Bắc Giang, giò me xứ Nghệ,  nước mắm Cái Rồng Quảng Ninh,  lạp xưởng Cao Bằng, kẹo dừa Bến Tre, hạt điều Bình Phước,

Bên cạnh đó, hàng nghìn tấn nông sản theo mùa vụ như vải thiều, nhãn lồng, sầu riêng, cam, bưởi, thanh long, cá sông Đà, cá hồi Sa Pa, cá tra, cá basa ĐBSCL… cũng đã được tiêu thụ thông qua các phiên chợ nông sản cuối tuần, tuần lễ trái cây gắn liền với đặc sản vùng miền do Big C phối hợp với các địa phương tổ chức định kỳ.

Bên cạnh việc hỗ trợ các HTX, hộ dông dân sản xuất nông sản đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Big C để được thu mua trực tiếp, Central Retail còn tổ chức song song chương trình “Sinh kế Cộng đồng” nhằm hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Chương trình này ra mắt cuối năm 2017 nhằm hỗ trợ cho phát triển sản xuất và đa dạng hoá sinh kế cho nhóm các hộ nông dân, ngư dân và các hộ gia đình nghèo sống ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa hoặc vùng duyên hải khó khăn và có mức thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng, ưu tiên cho nông dân đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong hai năm qua Central Retail đã tổ chức hàng chục phiên chợ cuối tuần và tuần lễ nông sản Việt tại hệ thống siêu thị Big C trên cả nước. Ảnh: CR.

Trong hai năm qua Central Retail đã tổ chức hàng chục phiên chợ cuối tuần và tuần lễ nông sản Việt tại hệ thống siêu thị Big C trên cả nước. Ảnh: CR.

Theo đó, Central Group Việt Nam giúp người nông dân có thể ổn định và cải thiện thu nhập, tiến tới cuộc sống khá giả từ chính những sản phẩm nông sản do mình sản xuất ra, từ đó từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống một cách bền vững.

Tham gia chương trình này, người nông dân được hỗ trợ cấp vốn hoàn toàn không có lãi suất, định hướng sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm, hỗ trợ thời gian thanh toán nhanh và cam kết hỗ trợ dài hạn từ Central group để có thể phát triển bền vững. Chương trình này hiện đã và đang mang lại những hỗ trợ tích cực cho người nông dân nghèo, mở ra cơ hội thị trường và mang lại nhiều sự đổi thay cho cuộc sống của bà con.

“Với vai trò là kênh phân phối cuối cùng đến tay người tiêu dùng, Central Retail luôn sẵn sàng hỗ trợ các hộ nông dân và HTX nông nghiệp, HTX OCOP… trong việc thâm nhập vào hệ thống phân phối hiện đại, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, bằng các chương trình hành động thiết thực. Central Retail cũng chủ động cam kết giữ vững tỉ lệ hàng Việt trong mảng kinh doanh thực phẩm của Tập đoàn luôn trên mức 90%", bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail chia sẻ.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm