| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 29/01/2013 , 09:09 (GMT+7)

09:09 - 29/01/2013

Dân biết tin ai?

Gần Tết, thực phẩm bẩn lại tiếp tục là đề tài nóng của dư luận. Mà cũng chẳng phải Tết, đề tài này lúc nào cũng nóng.

Gần Tết, thực phẩm bẩn lại tiếp tục là đề tài nóng của dư luận. Mà cũng chẳng phải Tết, đề tài này lúc nào cũng nóng, bởi nó là một hiện thực nhức nhối đang diễn ra từng ngày, từng giờ.

Kiểu kinh doanh bất chấp thủ đoạn “tất cả vì lợi nhuận” của người sản xuất, giới con buôn đang trực tiếp đưa một lượng thực phẩm bẩn khổng lồ len lỏi vào từng bữa cơm gia đình, mang đến bao nhiêu mối nguy hại chưa thể đo lường trước được.

Quá nhiều “scandal” phản ánh tình trạng vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm xuất hiện dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây khiến người dân chuyển từ trạng thái bất ngờ, sững sờ, bàng hoàng kinh sợ đến chán chường. Và, nguy hiểm hơn là có một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng dường như đang có tâm lý chấp nhận sống chung với thực phẩm bẩn. Người viết đã từng nghe, chứng kiến không ít người phải tặc lưỡi bỏ tiền mua một sản phẩm để tiêu dùng mặc dù biết chắc 100% sản phẩm có thể chứa các phụ gia gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.


Mứt Tết bẩn

PV của Báo NNVN đã từng “bắt tận tay, day tận trán” những cơ sở sản xuất, buôn bán bột ngọt giả ở Móng Cái (Quảng Ninh); những ổ bánh kẹo giả, hàng tiêu dùng phục vụ Tết giả, nhái ở Vĩnh Phúc, Hà Nội… Và, cũng chính lực lượng PV của báo đã cẩn thận gọi điện thoại để báo cho nhà sản xuất, cụ thể ở Cty Ajinomoto, Cty Miwon… và cả ông Cục phó Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) để bàn biện pháp đột nhập, phá vỡ những “mối nguy hiểm chực chờ”.

Ấy thế mà, những nỗ lực của PV xem ra không có kết quả. Phía DN thì thờ ơ, cho rằng việc phá hàng giả, hàng nhái là việc của lực lượng chức năng, cụ thể là công an. Còn phía quản lý thị trường thì nghe điện xong rồi… để đấy, không có động thái liên lạc lại với PV để tiếp tục cuộc chiến đầy cam go này. Hay có lẽ, họ nghĩ rằng đấy cũng không phải là việc của họ (?!).

“Thời bây giờ không có gì là không bẩn, tránh sao được. Tránh được cái này nhưng không tránh được cái kia, sợ bẩn không ăn chẳng lẽ nhịn đói?!”. Sự thật được thốt lên từ một người dân phần nào cho thấy sự bất lực của họ đối với vấn nạn mất an toàn vệ sinh thực phẩm tràn lan trên thị trường hiện nay.

Dẫu không muốn nhưng không thể không thừa nhận người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là thực phẩm sạch, đâu là thực phẩm bẩn, bởi đụng đến đâu cũng có vấn đề: rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, chì; thịt heo chứa các chất kích thích tăng trưởng; đậu hũ được làm từ thạch cao, giò chả có chứa hàn the, cá ướp phân urê để giữ độ tươi, măng ngâm formol… Còn nhiều và rất nhiều những nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng ẩn mình trong mớ rau xanh mướt, miếng thịt đỏ tươi. Tất cả đều tràn lan từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ chợ lớn đến chợ nhỏ, từ cửa hàng bách hóa đến nơi mà người ta tưởng chừng như là chỗ duy nhất có thể chặn đứng thực phẩm bẩn như siêu thị.

Bấn loạn những luồng thông tin trái chiều được đưa ra với tốc độ chóng mặt, người tiêu dùng cũng đành “chịu chết” khi không biết đâu mới chính là hàng chất lượng, đâu là hàng kém chất lượng và đâu là hàng đã bị thổi phồng, đánh bóng. Khá nhiều người tiêu dùng khi được hỏi làm cách nào chọn được thực phẩm sạch đảm bảo sức khỏe trả lời “chỉ biết dựa theo cảm tính để lựa chọn”, nhưng với những gì diễn ra trên thị trường hiện nay, khó có thể chắc rằng cảm tính người tiêu dùng là chính xác.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Người tiêu dùng cần được cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác về các sản phẩm cung cấp ra thị trường

Tuy nhiên, ai là người sẽ trả lời câu hỏi trên vẫn còn chưa rõ.

Một lần nữa, các cơ quan chức năng, các hiệp hội… lại kêu gọi người tiêu dùng nên… thông thái khi chọn mua thực phẩm. Nhưng, thông thái làm sao được khi “vàng, thau lẫn lộn”, thực phẩm bẩn nhiều hơn thực phẩm sạch. Và cả khi, đến cơ quan chức năng và DN sản xuất còn thờ ở với chính người tiêu dùng! 

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm