| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 26/11/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 26/11/2018

Đáng buồn cô giáo có hành động 'làm nhục người khác'

Một học sinh lớp 6 trường THCS xã Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) chỉ lỡ miệng nói tục một câu ở sân trường trong giờ ra chơi, bị đội cờ đỏ của trường ghi lại.

Thế mà học sinh đó bị cô giáo chủ nhiệm bắt đứng trước lớp rồi ép 23 học sinh còn lại của lớp, mỗi học sinh phải tát vào mặt bạn 10 cái. Em nào vì thương bạn mà tát nhẹ, lập tức cô giáo bắt tát lại. Kết quả, em học sinh đáng thương đó phải nhận tổng cộng 230 cái tất thật lực của các bạn cùng lớp. Thêm cái tát chí mạng cuối cùng của chính cô giáo chủ nhiệm nữa là 231 cái. “Trận mưa tát” đó khiến má em học sinh sưng vù. Về nhà, em không ăn được, không nói được. Biết chuyện, bố mẹ em đã phải cho em nhập viện điều trị.

Trường THCS Duy Ninh, nơi xảy ra sự việc

Sự kiện trên khiến dư luận xã hội sôi sục vì bức xúc và phẫn nộ. Không ai có thể tưởng tượng được một cô giáo có ăn có học, người đang thực thi sứ mạng “trồng người”, lại có hành vi không khác gì hành vi của bọn côn đồ, bọn xã hội đen. Mặt người là nơi nhậy cảm, nơi dễ bị tổn thương nhất. 231 cái tát, nếu bình quân mỗi cái tát có lực chỉ 2 kg thôi, tác động vào, thì mặt em học sinh đó phải chịu một lực tổng cộng gần 5 tạ tác động vào. Da thịt nào mà không bầm dập? Đến người lớn cũng không chịu nổi chứ đừng nói một em học sinh chỉ mới 11 tuổi.

Người xưa có câu “dĩ ngôn vi giáo, dĩ thân vi giáo (dùng lời nói để dạy người, dùng chính bản thân mình để dạy người)”. Dùng chính bản thân mình để dạy người, tức là dùng đạo đức, nhân cách của chính mình để làm một tấm gương cho người học soi vào mà phấn đấu, hoàn thiện bản thân. Việc em học sinh nói tục là không văn hóa. Nhưng hành vi có tính côn đồ, ép học sinh hành hung tập thể nói trên của cô giáo còn phản văn hóa, còn vô đạo đức gấp trăm gấp nghìn lần. Dưới sự dạy dỗ của một cô giáo- côn đồ như thế, thì lứa học sinh đó sẽ trở thành những con người thế nào một khi trưởng thành? Tất nhiên, là chúng sẽ trở thành những kẻ cực kỳ hung hãn, sẵn sàng dùng bạo lực với đồng loại trong bất kể trường hợp nào, coi nhân phẩm, danh dự của người khác như cỏ rác.

Ép buộc người khác phải hành hung một người giữa thanh thiên bạch nhật, vùi dập nhân phẩm, danh dự của người đó. Hành vi của cô giáo nói trên đã có dấu hiệu cấu thành tội “làm nhục người khác” được quy định tại điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, có khung hình phạt cao nhất lên đến 2 năm tù. Cơ quan công an huyện Quảng Ninh cần vào cuộc để xem xét hành vi đó dưới khía cạnh luật pháp. Còn ngành giáo dục thì cần vào cuộc để xem xét việc làm đó dưới góc độ đạo đức, nhân cách.

Hiện tại, phòng giáo dục huyện Quảng Ninh và sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình đã lần lượt lên tiếng...

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm