| Hotline: 0983.970.780

Đánh thức ca cao

Thứ Sáu 31/07/2015 , 06:09 (GMT+7)

Theo Cục Trồng trọt, ngành ca cao VN đã có những bước phát triển đáng kể, trong 10 năm trở lại đây, diện tích ca cao đã có lúc lên đến 25.000 ha. 

Tại hội nghị “Đánh giá 10 năm phát triển ca cao Việt Nam” do Cục Trồng trọt phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Ban điều phối ca cao vừa tổ chức tại TP.HCM, nhiều đại biểu kiến nghị cần xem lại chiến lược phát triển cây trồng này.

Theo Cục Trồng trọt, ngành ca cao VN đã có những bước phát triển đáng kể, trong 10 năm trở lại đây, diện tích ca cao đã có lúc lên đến 25.000 ha. Cùng với sự tham gia đầu tư của các tổ chức quốc tế và DN, Bộ NN-PTNT đã xây dựng đề án, rà soát quy hoạch, thành lập Ban điều phối ca cao, đầu tư KH-CN, chính sách khuyến nông...

Từ diện tích ban đầu chỉ 1.183 ha ca cao (năm 2004), đến nay đã gần 11.700 ha. Trong đó 70% diện tích cho thu hoạch, 10% diện tích trồng thuần và 90%trồng xen.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt đánh giá, mô hình trồng ca cao xen dừa, xen điều đều tăng thu nhập cho nông dân. Chúng ta đã XK mỗi năm trên 3.000 tấn ca cao hạt khô lên men. Đồng thời, mạng lưới thu mua tiêu thụ cũng phát triển rộng khắp...

Điều đáng nói là 2 năm qua diện tích ca cao lại giảm. Do giá cả không ổn định, năng suất thấp khiến nhiều nơi đốn bỏ, chuyển sang trồng cây khác.  TS.Phạm Hồ Đức Phước, ĐH Nông Lâm TP.HCM cho rằng, cần phải điều chỉnh các địa bàn trồng ca cao, xác định trồng xen với cây gì là hiệu quả nhất. Vì thực tế tại Bến Tre, ca cao trồng xen dừa không thể cạnh tranh được bưởi da xanh. Nên phát triển công nghệ chế biến ca cao, trước mắt tập trung cho thị trường nội địa...

Thực tế đáng lo ngại khi nhiều hộ trồng ca cao còn hạn chế về kỹ thuật, thiếu vốn, thiếu thông tin KHKT và thị trường. Kết quả điều tra cho thấy, trong tổng diện tích ca cao của cả nước, chỉ có 30% trồng đúng kỹ thuật; 30% gần như không đầu tư chăm bón; 70% vườn có quy mô dưới 1 ha; 75% số hộ thiếu thông tin về cây giống.

11-31-05_nh-2
Hạt ca cao lên men

"Ngành ca cao VN có những bước thăng trầm, xuất phát từ giá cả và chuỗi giá trị chưa được giải quyết bền vững. Vì giá ca cao không ổn định khiến người dân chặt bỏ và chuyển đổi cây trồng. Tuy nhiên, diện tích bị chặt đều có năng suất rất thấp cũng không nên duy trì.
Diện tích còn lại phần lớn được đầu tư thâm canh, sản lượng cũng không sụt giảm. Ngành ca cao VN cần có hướng đi phù hợp trong điều kiện phát triển ca cao xen canh với trồng thuần. Tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm...”, ông Nguyễn Văn Hòa.

Ông Phan Minh Báu, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Nai cho biết, tỉnh đã tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các nhà vườn trồng ca cao thành lập HTX hay tổ hợp tác SX. Xây dựng mô hình cánh đồng lớn ca cao, liên kết người SX với DN. Ngân hàng cũng sẵn sàng giải quyết cho DN vay vốn để thu mua ca cao.

Tuy nhiên, ông Đinh Hải Lâm, GĐ phát triển ca cao VN cho hay, cây ca cao thường được SX quy mô nông hộ nhỏ ở vùng sâu, vùng xa. Đầu tàu dẫn dắt phát triển ca cao phải là DN. Nông dân đồng hành cùng DN để phát triển vùng nguyên liệu. Xây dựng các DN điển hình của ngành ca cao...

Ông Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trưởng ban điều phối phát triển ca cao VN nhấn mạnh, cây ca cao "đi sau" nên phải cạnh tranh rất khốc liệt với cây trồng khác. Hơn nữa, cách tiếp cận ngay từ đầu chưa hợp lý. Ca cao chỉ được coi là cây trồng phụ và đưa vào vùng khó, người nghèo trồng thì khó phát triển.

"Cần tổ chức SX theo hướng liên kết, chia sẻ lợi ích hài hòa giữa DN và nông dân. Ở một số vùng có cây trồng giá trị thấp... thì đưa cây ca cao vào trồng kết hợp. Mục tiêu là năng suất, chất lượng. Nên điều chỉnh phát triển theo hướng “3C” (chắc chắn, chất lượng, chia sẻ). Cân đối lại địa bàn để đưa ca cao vào vùng có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp", ông Thông chia sẻ.

Theo Trung tâm KNQG, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt quy hoạch phát triển ca cao các tỉnh phía Nam giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 35.000 ha, trong đó diện tích kinh doanh 23.000 ha, năng suất bình quân 1 tấn hạt/ha.

Tuy nhiên, diện tích ca cao cả nước hiện mới chỉ gần 11.700 ha, năng suất bình quân đạt 0,8 tấn hạt/ha. Cần phải xem lại chiến lược phát triển ca cao và điều chỉnh bổ sung kịp thời nhằm giúp ngành hàng này phát triển ổn định hơn trong thời gian tới.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.