| Hotline: 0983.970.780

"Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện - Từ 'đạo văn' đề tài cơ sở đến hàng loạt nghi vấn khoa học:

'Đạo văn' từ trang thivien.net để in sách 'Đường thi quốc âm cổ bản'?

Thứ Sáu 28/12/2018 , 08:39 (GMT+7)

TS Nguyễn Phúc Anh (Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội) đánh giá: “Ông Nguyễn Xuân Diện đã ăn trộm thành quả nghiên cứu của người khác, gian lận khoa học ở nhiều cấp độ”.

"Ăn cắp" bản dịch trên mạng?

Cụ thể, ông Nguyễn Phúc Anh đã đề cập đến mức độ thứ nhất, kém cỏi nhất trong 5 cấp độ của “đạo văn”: Đó là người viết trắng trợn sử dụng toàn bộ công trình của một ai đó làm của mình. Sau khi so sánh và thống kê, ông Nguyễn Phúc Anh phải thốt lên: “Thủ thuật hai ông Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông “ăn cắp” bản dịch trên mạng và đứng tên mình hết sức đơn giản”.

10-09-34_48429015_280530086151179_4829946519719247872_n
TS Nguyễn Xuân Diện (ngoài cùng bên phải) trong lễ ra mắt sách "Đường thi quốc âm cổ bản" (2017)

Quý I/2017, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt cuốn "Đường thi quốc âm cổ bản" (ĐTQÂCB) do Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông sưu tập và biên dịch. Cuốn sách được phát hành không lâu thì bạn đọc từ những người làm sách đến giới nghiên cứu ngành Hán Nôm đều chỉ trích cuốn sách “đạo văn”.

Đón cuốn ĐTQÂCB còn nguyên mùi giấy mới, anh Nguyễn Quang Duy, một bạn đọc trẻ thế hệ 8X, có hiểu biết và yêu thích Hán Nôm, đã trân trọng đọc; nhưng, ngờ đâu, “danh bất phó kỳ thực”. Cái mà anh nhận được là một cuốn sách lộ cộ về phương pháp làm lẫn nội dung.

So sánh phần dịch nghĩa chữ Hán 222 bài thơ Đường trong ĐTQÂCB, với các bản dịch nghĩa đăng trên trang thivien.net - nguồn tài liệu tham khảo, cũng là nguồn sao chép của các tác giả, TS Nguyễn Phúc Anh cho biết: Trong số 222 bài thơ Đường được giới thiệu trong ĐTQÂCB thì có đến 197 bài sao chép phần dịch nghĩa đăng tải trên trang thivien.net trước năm 2017 với tỷ lệ trùng lặp từ 41% đến 100%. Có 86 bài dịch nghĩa sao chép từ 90% trở lên, chỉ có 4 bài sao chép dưới 50%.

Trong phần Phàm lệ trang 21, giới thiệu việc trình bày phần dịch nghĩa thơ Đường, hai ông Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông nói: “Dịch nghĩa, dịch sát nguyên văn, dịch trực tiếp, không phỏng dịch, những chữ được thêm vào cho rõ ý được đặt trong ngoặc đơn (...). Khi dịch nghĩa chúng tôi có tham khảo các nguồn: thivien.net, "Đường thi tuyển dịch" (2 tập, Lê Nguyễn Lưu, 1997), "Thơ Đường" (2 tập, Nxb. Văn học, 1987)...”. Đem lời này so với tỷ lệ trùng lặp ở bảng trên, TS Nguyễn Phúc Anh đặt câu hỏi: “Rốt cuộc hai ông Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông hiểu và sử dụng từ “tham khảo” như thế nào? Tham khảo nghĩa là sao chép một phần hoặc toàn bộ thành quả của người khác như hai ông này đã làm sao?”.
 

Mập mờ tham khảo

Sách "Từ điển Tiếng Việt", Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003, định nghĩa: “Tham khảo đg. Tìm đọc thêm tài liệu, xem xét, nghe ngóng thêm ý kiến có liên quan để biết rõ hơn về vấn đề”. Và: “Đạo văn đg. Lấy, hoặc căn bản lấy sáng tác văn học của người khác làm của mình”.

Trao đổi với PV Báo NNVN, ThS Lê Huy Hoàng (Trường ĐHSP Hà Nội II) nói: “Theo tôi, cần phân biệt rõ việc “tham khảo” và việc sử dụng lại gần như toàn bộ tài liệu khác (kể cả chỗ sai) mà không có chú thích rõ ràng. Ông Nguyễn Xuân Diện đã “tham khảo” thivien.net là tham khảo những bài nào, tham khảo bao nhiêu phần trăm, thivien.net lại lấy bản dịch của những ai, trong số những bản dịch đó ông Diện tham khảo bản nào... tất cả mọi thông tin đều hết sức mập mờ. Chỉ có một điểm có thể làm rõ, đó là cuốn sách có nhiều điểm trùng hợp đến đáng ngờ với các bản dịch nghĩa trên thivien.net, bao gồm cả những chỗ nhầm lẫn”.

Còn TS Nguyễn Phúc Anh khẳng định: “Đây là hành vi ăn cắp thành quả nghiên cứu của người khác để in sách trắng trợn nhất, là hình thức “đạo văn” không thể chối cãi của hai ông Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông trong sách ĐTQÂCB”.

Bài “Hạ nhật quá Trịnh thất sơn trai”, bản dịch nghĩa của ĐTQÂCB sao chép 57 chữ, tức 97% từ thivien.net, các tác giả chỉ thay thế từ “thích thú” bằng từ “vui”, từ “vang” bằng từ “vọng”.

 

Xem thêm
Tháng phim điện ảnh tri ân huyền thoại màn bạc Alain Delon

Tháng phim điện ảnh từ 12h ngày 16/12/ 2024 đến 24h ngày 16/1/2025, với ba tác phẩm nổi tiếng cho sự góp mặt của huyền thoại màn bạc Alain Delon.

Vinicius Junior nhận giải FIFA The Best 2024

Tiền đạo người Brazil đã chiến thắng giải thưởng FIFA The Best đối với cầu thủ nam hay nhất năm 2024.

Đại kiện tướng Lê Quang Liêm xếp thứ nhì giải cờ vua quốc tế KPNest

Kỳ thủ cờ vua số 1 Việt Nam từ Mỹ trở về TPHCM thi đấu giải cờ vua quốc tế và kết thúc ở hạng nhì trong bảng mở của nam.

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.