| Hotline: 0983.970.780

Đất Hoành Bồ 'lên đồng': Hai ngày ở điểm nóng

Thứ Sáu 18/10/2019 , 14:26 (GMT+7)

Ngoài tâm điểm giá đất tại Hoành Bồ tăng vọt, những chiêu trò của cò đất nhằm thổi giá, nhóm PV đã tìm hiểu cả những tâm tư của người dân nơi đây.

Giá đất tăng vọt

Dự án bất động sản trước Trường Cao đẳng Việt Hàn – Quảng Ninh - nơi có hoạt động mua bán đất dự án diễn ra khá nhộn nhịp, công trường hàng nghìn m2 có nơi đã phân lô, có nơi đã xây nhà, có nơi máy xúc đang san ủi…. Còn trụ sở văn phòng môi giới bất động sản trước cổng công trường thì tấp nập người, ô tô đỗ ra vào liên tục để xem đất, chỉ trỏ.

7132c532557c309946150509274
Một trung tâm môi giới, chuyển nhượng đất mọc lên tại dự án trước trường Cao đẳng Việt Hàn -Quảng Ninh.

Một nữ nhân viên của văn phòng hớn hở: “Anh mua đất ở hay đầu tư? Đất sẽ còn lên nữa, giờ em chỉ còn 2 lô này, giá 10,3 triệu đồng/m2. Cuối năm hoặc đầu năm là có sổ đỏ. Lúc đó 20 triệu cũng không có mà bán…”.

Như để chứng minh, cô nhân viên cũng chỉ vào bản đồ nói rằng đây là nhà mình, đây là những nơi đã bán, đây là đất của ông nọ, bà kia… rồi dẫn chứng có người mua hôm trước hôm sau bán đã lãi cả trăm triệu đồng.

Sau khi PV rời văn phòng, 1 người đàn ông trung tuổi liền đuổi theo để “tư vấn”: “Anh chỉ 2 lô đất mà các chú quan tâm”, rồi nhanh chóng phi xe đi trước.

Dẫn chúng tôi xuống cuối dự án, máy xúc vẫn đang mải miết san ủi, chỉ vào cái hồ nước, ông này nói mai kia sẽ xây cầu ở đây; chỉ vào bãi đất trống ở giữa, ông ta khoe chỗ này là khu vui chơi ẩm thực, đây là khu mua sắm… Như để tăng thêm độ tin tưởng, ông nói: “đất anh ở kia 200m2. Mới bán hôm nọ mà nay mất hơn 100 triệu, tiếc đứt ruột”.

Khi thấy chúng tôi quan tâm, chỉ về phía góc xa cuối công trường, người này cho biết “anh còn 1 lô bên kia, nếu các chú ưng, anh sẽ  bán giá vừa phải để các chú còn có lãi, thống nhất là 13,5 triệu/m2. Đầu tư là phải mạnh dạn, dứt khoát, làm đất đai mà rụt rè là không làm được đâu”.

Cũng theo “nhà đầu tư” này, trước đây đất dự án này có giá 1,2 triệu, sau đó lên 2 triệu, 4 triệu… Cách đây 5 tháng (thời điểm có tin đồn sáp nhập Hoành Bồ vào TP Hạ Long) có giá là 8 triệu/m2 và mới bán 2 hôm nay với giá trên 12 triệu/m2. Tuy nhiên, khi được hỏi về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vị này nhỏ nhẹ nói toàn bộ khu dự án này chưa có sổ đỏ.

Quan sát cả công trường, rất nhiều ô tô đến xem đất rồi chỉ trỏ, rồi lại vội vã lên xe đi.

Tiếp tục đi dọc các con đường trải cấp phối, tại những ô đất đã được phân lô, lác đác một vài ngôi nhà đã mọc lên. Tuy nhiên vẫn là cảnh vắng vẻ, lâu lâu mới có 1 chiếc xe chạy qua.

Trước mỗi lô đất là số điện thoại ghi là bán đất. Lần theo các số điện thoại qua ứng dụng zalo và facebook, là những thông tin bán đất đã phân lô với những lời chào mời hấp dẫn như: Bán đất nền dự án, đảm bảo có sổ đỏ trong năm… giá cả từ 10 cho đến 18 triệu đồng/m2, tùy vị trí.

11150510707
Một dự án tại thị trấn Trới.

Theo 1 chuyên gia bất động sản ở Hạ Long, đó chính là “cò” đất, khi có dự án hoặc đất đai có giá thì cò đất xuất hiện rất nhiều để môi giới ăn chênh lệch. Những người này bỏ ra số tiền khoảng 10% giá trị đất để đặt cọc và làm 1 tờ giấy viết tay, sau đó rao bán. Người mua đất nếu ưng thuận thì làm việc trực tiếp với người có đất hoặc chủ đầu tư với giá đã có phần hoa hồng của cò đất.

Với những chiêu trò như vậy, để bán được đất “cò đất” thường thổi giá lên hoặc “chém gió” là sắp có công trình này, con đường nọ… để nâng giá trị đất đai lên, hứa như đinh đóng cột là có sổ đỏ, thậm chí 1 vài nơi còn có thể làm sổ đỏ giả để lòe người mua tạo nên những cú “sốt ảo” đất đai khu vực có dự án gây xáo trộn đời sống xã hội. Cuối cùng người thiệt là cả bên mua lẫn bên bán, chỉ có cò đất là hưởng lợi.

Về vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn Nhã, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoành Bồ, hiện tại trên địa bàn có nhiều dự án không đủ điều kiện chuyển nhượng, chính quyền đã nhiều lần cảnh báo, người dân nên thận trọng trong việc mua bán.

Còn tất cả đất đai, mặt nước xung quanh bờ Vịnh Cửa Lục không nơi nào đủ điều kiện mua bán. Chính quyền đã có nhiều biện pháp khác để cảnh báo người dân về tình trạng sốt ảo và tình trạng “cò” đất tại các dự án chưa được phép bán.
 

Người dân phấn khởi

Rời thị trấn Trới, chúng tôi về 1 khu vực “điểm nóng” khác của huyện Hoành Bồ là xã Thống Nhất. Đây là xã tiếp giáp với vịnh Cửa Lục, có cầu đi thẳng về Hạ Long, gần đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, có 4 dự án lớn đang triển khai, đặc biệt trên địa bàn có di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và có trí trung tâm của TP Hạ Long (sau khi sáp nhập).

Ông Phạm Văn Luyến, Chủ tịch UBND xã Thống Nhất, cho biết: Vừa qua, rút kinh nghiệm từ các địa phương khác, chúng tôi tăng cường tuyên truyền cho người dân tránh tình trạng bong bóng bất động sản. Những ngày gần đây, xã đều dùng loa để thông báo cho bà con. Đất nông nghiệp huyện đã tạm dừng chuyển đổi để thực hiện quy hoạch.

“Ở Thống Nhất giá đất có tăng lên, có “ấm” lại” và tôi khẳng định không có “sốt ảo” mà là giá trị thực. Hiện tại, trên địa bàn xã Thống Nhất có 4 dự án liên quan đến mặt bằng, bất động sản, nhà ở… lại tiếp giáp Cửa Lục. Vị trí hiện tại rất thuận tiện về giao thông và tiềm năng phát triển kinh tế. Hơn nữa, xã Thống Nhất  là miền đất cổ, có hàng chục miếu và 2 ngôi chùa. Có 1 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia… có thể kết hợp phát triển du lịch tâm linh”, ông Luyến nói.

b316b951b055560b0f44150511306
Cò đất giới thiệu dự án.

Tại xóm Chợ và thôn Làng (xã Thống Nhất), cuộc sống người dân diễn ra bình thường, bên ven đường không thấy xuất hiện biển hiệu bán đất. Ông Nguyễn Hồng Thái, Bí thư Chi bộ kiêm trưởng thôn Làng cho biết: Cả thôn chúng tôi mấy hôm nay cũng có người đến hỏi mua với giá trên 10 triệu đồng/m2, nhưng mới chỉ hỏi thôi. Chưa thấy có ai bán được giá đó.

“Góc độ là lãnh đạo thôn, chúng tôi tuyên truyền cho bà con bình tĩnh, không bán đất đai sớm. Vì đất đai đang có giá trị và sẽ còn cao hơn nữa. Đất nông nghiệp chưa ai bán vì huyện đã có chủ trương tạm dừng chuyển đổi, tách thửa và chuyển đổi để không làm vỡ quy hoạch”, ông Thái nói.

Theo ông Thái, người dân đồng tình và rất phấn khởi về chủ trương sáp nhập huyện Hoành Bồ vào TP Hạ Long. Hệ thống hạ tâng sẽ được đầu tư, y tế, giáo dục được quan tâm hơn...

Ông Trần Văn Cấp, 51 tuổi, trú tại thôn Chợ thì cho biết: Chúng tôi rất phấn khởi vì “sắp được làm người thành phố”. Trước đây đất đai chỉ 2-3 triệu/m2 nhưng mấy ngày nay có người đến hỏi đất đai với giá hơn 10 triệu đồng/m2.

Việc sáp nhập TP Hạ Long và huyện Hoành Bồ, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh cho biết: Thời điểm mở rộng địa giới hành chính TP Hạ Long đã ‘chín muồi’.

Nghị quyết sáp nhập hai địa phương được chỉ đạo xây dựng bài bản, khoa học, đầy đủ các căn cứ pháp lý, cơ sở chính trị, điều kiện phát triển và thời cơ cho TP Hạ Long.

Việc này cũng thể hiện tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của nhân dân toàn tỉnh vì sự phát triển chung, nâng cao vị thế của tỉnh Quảng Ninh.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm