| Hotline: 0983.970.780

Xét xử Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng:

Dấu vết tội phạm không thể chối cãi

Thứ Ba 27/04/2021 , 06:30 (GMT+7)

Theo đại diện Viện Kiểm sát, những dấu vết tội phạm của các bị cáo là không thể chối cãi.

Sáng 26-4, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng 09 đồng phạm về tội “Vi phạm các quy định về quản lý Tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219, khoản 3 (Bộ luật Hình sự năm 2015) và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” theo Điều 229, khoản 3, điểm b (Bộ luật Hình sự năm 2015). Tiếp tục diễn ra phần tranh luận. Trước đó, bị cáo Hoàng đã liên tục phủ nhận trách nhiệm quản lý Sabeco.

Tại Tòa, đối đáp với phần trình bày của bị cáo Vũ Huy Hoàng, Phan Chí Dũng cùng quan điểm bào chữa của các Luật sư. Đại diện Viện Kiểm sát (VKS) cho rằng, việc truy tố bị cáo Vũ Huy Hoàng đóng vai trò chính, xuyên suốt quá trình chuyển quyền  sử dụng đất từ đất công sang đất tư, gây thất thoát hơn 2700 tỷ đồng là có căn cứ.

VKS cho rằng, các bị cáo đã vi phạm ngay từ đầu. Theo đó, bị cáo Vũ Huy Hoàng là người tham gia xây dựng pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật. Bị cáo Hoàng và Dũng thuộc trường hợp buộc phải biết Sabeco là doanh nghiệp nhà nước với hơn 89% vốn nhà nước. Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vốn đã nêu rõ quản lý bằng các bộ phận quản lý vốn, công tác tổ chức, bổ nhiệm, phân công, quyết định các vấn đề, quan trọng nhất quyết định các phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, tại Nghị định 91 năm 2015 tiếp tục nhắc lại điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vốn. Khi đó bị cáo Hoàng giữ chức bộ trưởng, là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm về quản lý vốn tại Sabeco.

 Năm 2012, bị cáo Hoàng với tư cách là thành viên Chính Phủ tham gia ban hành Nghị Quyết 26. Trong đó, nêu rõ, nếu đã, đang đầu tư phải thoái vốn ngay, không được đầu tư ngoài ngành. Bị cáo là người xây dựng pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật đây là trường hợp bị cáo buộc phải biết. Quan điểm cho rằng bị cáo không có trách nhiệm quản lý vốn tại Sabeco là không có cơ sở.

Mặt khác, bị cáo Hoàng và Dũng dù biết rõ không được đầu tư ngoài ngành. Nhưng trong văn bản của bị can Hồ Thị Kim Thoa (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương hiện đang bị truy nã) vẫn yêu cầu Sabeco phải tìm đối tác kinh doanh. Sau khi nhận chỉ đạo, Sabeco đã có báo cáo lên bị cáo Hoàng có bút tích chỉ đạo Sabeco lựa chọn đối tác, nhưng phải báo cáo Bộ. Điều này thể hiện việc chỉ đạo trực tiếp, “ép cấp dưới làm theo ý chí của mình dù đúng dù sai" bị cáo Hoàng đã từng phát biểu tại phiên Tòa.

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, tham gia xây dựng pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật.

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, tham gia xây dựng pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, hành vi duyệt giá thấp hơn với giá thực tế tại cuộc họp ngày 29/03/2016, hơn 1 tuần trước khi bị cáo nghỉ hưu, dù bị cáo không còn chỉ đạo điều hành nhưng vẫn chủ trì cuộc họp. Trên cơ sở kết luận của cuộc họp, bị can Hồ Thị Kim Thoa ký văn bản thông báo nêu rõ bộ trưởng đã quyết định giá hơn 13.000 đồng/cổ phiếu, gửi cho bị cáo Hoàng. Theo VKS, quá trình điều tra không chỉ có người của Sabeco, mà còn nhiều người khác khai về việc bị cáo Hoàng đã kết luận giá cổ phần thoái vốn. Đến tại phiên tòa những ngày vừa qua, chỉ có bị cáo Hoàng chối bỏ kết luận giá hơn 13.000 đồng/cổ phần. Còn lại, bị cáo Dũng thừa nhận việc giá này.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thoái vốn phải thực hiện công khai, minh bạch. Hành vi lấy giá thấp hơn so với thị trường của bị cáo Hoàn và Dũng đã trược tiếp gây thiệt hại, thất thoát cho nhà nước. Kết luận thẩm định giá của Hội đồng Thẩm định giá trung ương, nêu rõ, giá thoái vốn thời điểm đó là hơn 31.000 đồng/cổ phần. Như vậy, hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại hơn 269 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VKS cũng đề nghị HĐXX yêu cầu UBND TP.HCM hủy bỏ quyết định cho thuê, thu hồi khu đất trên để quản lý. Đại diện VKS cho rằng, “Nếu không ngăn chặn kịp thời thì Nhà nước mất hẳn quyền sử dụng đất với lô đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng. Như vậy, tự hỏi các bị cáo ngồi đây có đủ tiền để bồi thường Nhà nước hay không?”.

Kết thúc phần trình bày quan điểm tranh luận, VKS thấy có đủ căn cứ kết luận bị cáo Hoàng, Dũng phạm tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Hành vi của các bị cáo đã để lại những dấu vết tội phạm không thể chối cãi. Trong vụ án này, VKS đã thu thập được những chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo, trong quá trình tiến hành tố tụng các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Xem thêm
Cặp vợ chồng tử vong trong khi đốt nương làm rẫy

Quá trình đốt nương để lấy đất canh tác, thấy lửa cháy lan 2 vợ chồng cố gắng dập lửa. Song không may, cả 2 đã tử vong trong đám cháy.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.