| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL được gì từ dự án hỗ trợ mới của Ngân hàng Thế giới?

Thứ Bảy 01/10/2022 , 10:33 (GMT+7)

Ngân hàng Thế giới sẽ phát triển dự án mới, giải quyết các thách thức về quản lý tài nguyên nước, xây dựng sinh kế nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL.

Hình mẫu đồng bằng

ĐBSCL đang đối diện với một loạt vấn đề nghiêm trọng như: sạt lở bờ sông bờ biển, xâm nhập mặn, suy thoái đất đai... Một danh sách dài các thách thức của vùng khiến lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế muốn làm điều gì đó để giúp đồng bằng.

Anh 1

Vấn đề nội tại của vùng ĐBSCL quy tụ ở nền nông nghiệp thâm canh chạy theo sản lượng trong thời gian dài. Ảnh: Kim Anh.

Theo ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về ĐBSCL, vấn đề này cần phải phân tích một cách hệ thống. Trong đó phải giải quyết được vấn đề nội tại của vùng đồng bằng, quy tụ chung ở nền nông nghiệp thâm canh chạy theo năng suất và sản lượng trong thời gian dài.

Ông Thiện cho rằng, ĐBSCL là vùng trù phú nhất thực hiện vai trò an ninh lương thực. Từ đó, để tăng sản lượng lúa, nông dân bắt đầu tăng vụ từ 1 vụ đến 2 vụ và bây giờ là 3 vụ trong một năm.

"Đến nay, tuy nước ta đã trở thành một trong những quốc gia đi đầu về xuất khẩu gạo nhưng nhìn lại ngành nông nghiệp đã “đụng trần”, mất động lực để tăng tiếp”, ông Thiện bày tỏ.

Ảnh 2

Chuyên gia độc lập Nguyễn Hữu Thiện tin tưởng, tương lai ĐBSCL có thể trở thành hình mẫu cho các đồng bằng khác trên thế giới. Ảnh: Kim Anh.

Từ năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 và gần đây Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 13 định hướng cho ĐBSCL phát triển theo hướng bền vững, xanh. Hơn nữa, quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL cũng rất tiến bộ, khi lần đầu tiên trong cả nước có một quy hoạch đa ngành cấp vùng.

Quy hoạch lấy con người làm trung tâm, tôn trọng quy luật tự nhiên, tinh thần chuyển hướng nền nông nghiệp từ thuần túy sản xuất sang kinh tế nông nghiệp, tăng giá trị. Ông Thiện tin tưởng, nếu thực hiện thành công quy hoạch, tương lai ĐBSCL có thể trở thành hình mẫu cho các đồng bằng khác trên thế giới.

Hình mẫu theo quan điểm của chuyên gia này là một đồng bằng thoát ra khỏi khó khăn một cách ngoạn mục, tạo cho vùng sức chống chịu, khả năng thích ứng tốt hơn với những tác động từ bên ngoài.

Giải quyết thách thức biến đổi khí hậu

Mới đây, Ngân hàng Thế giới đã đồng ý phát triển một dự án mới cho vùng ĐBSCL, nhằm hỗ trợ giải quyết các thách thức về quản lý tài nguyên nước và xây dựng sinh kế nông nghiệp trong thời kỳ biến đổi khí hậu.

Với dự án hỗ trợ này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đề nghị 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần mở rộng tư duy liên kết. Bộ trưởng chia sẻ lại câu chuyện một doanh nhân từng nói "ở đất nước tôi không biết Đồng Tháp, An Giang, thậm chí Cần Thơ ở đâu nhưng nói ĐBSCL thì tất cả đều biết".

Bộ trưởng khẳng định, ĐBSCL đã trở thành thương hiệu, nói về 5 đồng bằng lớn nhất thế giới sẽ có ĐBSCL.

Ảnh 3

Ngân hàng Thế giới đồng ý phát triển dự án mới hỗ trợ giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu ở ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Với bản quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL, Bộ trưởng vạch ra đường hướng phía trước cho vùng. Đầu tiên là tập trung, huy động nguồn lực, sử dụng hiệu quả nguồn lực đó. Kế đến là có cách tiếp cận tổng thể với các chương trình tài trợ, bao gồm nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế cho vùng. Và cuối cùng là phải để quy hoạch đó “sống”, vận động trong từng thời kỳ.

“Tôi nghĩ khó nhất là 2 chữ “cùng nhau”. Đây cũng là thông điệp của Ngân hàng Thế giới muốn truyền tải đến lãnh đạo 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL trong gói tài trợ mới này. Và khi tiếp cận vấn đề tài trợ, đừng nghĩ nó chỉ là con đường, cái cầu, cái kè, cái cống hay hệ thống thủy lợi mà phải tích hợp tổng thể, bền vững. Chúng ta tự tin làm điều đó với sự tài trợ của các nhà tài trợ quốc tế”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nam đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Hà Nam là địa phương đứng đầu cả nước trong công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất