| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng hệ sinh thái 4 cấp, sát cánh cùng nông dân chuyên nghiệp

Thứ Sáu 23/09/2022 , 20:41 (GMT+7)

Cần Thơ Để xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, các chuyên gia cho rằng cần xây dựng hệ sinh thái từ cơ quan quản lý, viện trường đến doanh nghiệp sát cánh cùng nông dân.

Nâng cao tính chuyên nghiệp của nông dân bắt đầu từ chia sẻ tri thức

Ngày 23/9, Bộ NN-PTNT phối hợp với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo “Làm gì để hình thành được đội ngũ người làm nông chuyên nghiệp?

Hội thảo 'Làm gì để hình thành được đội ngũ người làm nông chuyên nghiệp?'. Ảnh: Hoàng Vũ.

Hội thảo “Làm gì để hình thành được đội ngũ người làm nông chuyên nghiệp?". Ảnh: Hoàng Vũ.

Trong bối cảnh nền nông nghiệp đổi mới tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, đòi hỏi phải hình thành được đội ngũ những người làm nông chuyên nghiệp. Đây là vấn đề có tính chất căn bản và chiến lược cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, hiện nay nông nghiệp Việt Nam còn mang tính manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Nông nghiệp phải đánh đổi nhiều chi phí, môi trường, sức khoẻ và cả hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học để tạo ra được sản lượng. Do đó, khi tiếp cận nền nông nghiệp mới, bà con cần phải suy nghĩ mới. Một khi chuyên nghiệp, việc tổ chức sản xuất của nông dân sẽ trở nên chỉn chu, từ một loại nông sản, nông dân sẽ biết cách bán giá cao, thu lợi nhuận cao hơn.

Một trong những phương pháp nâng cao tính chuyên nghiệp cho nông dân được Bộ trưởng chỉ ra là chia sẻ tri thức, bắt đầu từ những tri thức nhỏ như cách làm giống, cách thu hoạch… dần tiến đến đưa công nghệ số, thương mại điện tử, các huấn luyện đầu bờ, huấn luyện nâng cao năng lực cho người dân nông thôn lồng ghép vào.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, khi xây dựng được đội ngũ người làm nông chuyên nghiệp, việc tổ chức sản xuất sẽ trở nên chỉn chu. Ảnh: Hoàng Vũ.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, khi xây dựng được đội ngũ người làm nông chuyên nghiệp, việc tổ chức sản xuất sẽ trở nên chỉn chu. Ảnh: Hoàng Vũ.

“Cái bà con nông dân sản xuất được là sản phẩm, nhưng để đến được những thị trường khó tính đòi hỏi phải biến sản phẩm thành thương phẩm. Dựa vào kiến thức về thị trường, kỹ năng kinh doanh, sự hợp tác giữa nông dân với nhau. Do đó, không có tri thức thì không thể chuyên nghiệp, không có nông dân chuyên nghiệp thì không có một nền nông nghiệp chuyên nghiệp”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Thực tế hiện nay, mức độ chuyên nghiệp và chuyên môn hoá trong từng quy trình sản xuất đã được bà con nông dân từng bước tiếp cận. Điển hình tại HTX nông nghiệp Tân Hưng ở xã Giục Tượng, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, có 504 thành viên, tham gia liên kết sản xuất trên quy mô 530 ha, chia thành 3 khu sản xuất.

Trong quá trình hoạt động, ban lãnh đạo HTX yêu cầu xã viên, mỗi khu phải sản xuất cùng một giống lúa, tất cả đều sử dụng giống xác nhận. Bên cạnh đó, vật tư đầu vào và tiêu thụ đầu ra sản phẩm đều được thực hiện bằng phương pháp đấu giá, để nông dân có được mức lợi nhuận tốt nhất.

Bên cạnh đó, HTX cũng đưa ra quy trình sản xuất, từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thương hiệu gì, thời gian sử dụng ra sao, đều được ghi chép lại bằng sổ nhật ký điện tử và công bố rộng rãi đến các doanh nghiệp. Trong quá trình thu hoạch, các loại máy cắt, máy gặt đập liên hợp cũng được quy định cụ thể công suất, lực đập, đảm bảo cho doanh nghiệp có lợi nhuận cao. Như vậy sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích giữa xã viên và doanh nghiệp.

Ấn tượng nhất trong mô hình hoạt động của HTX nông nghiệp Tân Hưng là sự đồng hành, hỗ trợ từ phía chính quyền xã Giục Tượng. Định kỳ 2 lần/tháng, lãnh đạo xã sẽ cùng họp với HTX, lực lượng đoàn viên thanh niên của xã cũng giúp cho xã viên trong việc ghi chép nhật ký điện tử.

Hệ sinh thái 4 cấp sát cánh cùng nông dân

TS Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn II cho rằng, chính quyền địa phương phải khơi dậy tinh thần học hỏi của nông dân. Ảnh: Hoàng Vũ.

TS Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn II cho rằng, chính quyền địa phương phải khơi dậy tinh thần học hỏi của nông dân. Ảnh: Hoàng Vũ.

TS Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II cho rằng, ở góc độ nông dân chuyên nghiệp, cấp ủy, chính quyền địa phương phải khơi dậy tinh thần học hỏi của nông dân. Hiện nay, nhiều địa phương đã ứng dụng công nghệ thông tin, đường truyền trực tuyến, tất cả thông tin đều được trao đổi về các hội quán, nông dân sẽ thụ hưởng được các kiến thức đó.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đưa ra hệ sinh thái 4 cấp sát cánh cùng đội ngũ làm nông chuyên nghiệp. Ảnh: Hoàng Vũ.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đưa ra hệ sinh thái 4 cấp sát cánh cùng đội ngũ làm nông chuyên nghiệp. Ảnh: Hoàng Vũ.

Còn theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, lấy ví dụ điển hình từ chính sách của nước bạn Thái Lan, nông dân Thái chỉ đảm bảo làm sao sản xuất hàng hóa đạt chất lượng. Để làm được điều này đòi hỏi nông dân cần nắm bắt quy trình sản xuất và tuân thủ theo tiêu chuẩn. Tại Việt Nam, để nông dân dần trở nên chuyên nghiệp, sâu xa hơn cần phải xây dựng một hệ sinh thái sát cánh cùng nông dân và thắng bại trong nông nghiệp nằm ở hệ sinh thái đó.

Bà Hạnh chỉ ra, hệ sinh thái phải bao gồm 4 cấp: cấp quản lý, cấp viện trường, lực lượng cán bộ phục vụ nông nghiệp như khuyến nông, bảo vệ thực vật và thành phần không thể thiếu để bổ trợ nông dân đó là doanh nghiệp.

GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ cũng đồng thời khẳng định vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa cơ quan quản lý, nông dân và doanh nghiệp. Theo giáo sư, để xây dựng được đội ngũ nông dân chuyên nghiệp là cả một quá trình. Khi nông dân làm ăn cá thể càng nhiều, thì không thể nào ép nông dân vào quy trình kỹ thuật. Vì vậy phải cần đội ngũ nông dân gắn bó với những kỹ thuật mới, sản xuất ra các sản phẩm an toàn, hạ giá thành để làm lực lượng nòng cốt.

GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, để xây dựng được đội ngũ người làm nông chuyên nghiệp là cả một quá trình. Đầu tiền, cần phải có đội ngũ nông dân gắn bó với những kỹ thuật mới. Ảnh: Hoàng Vũ.

GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, để xây dựng được đội ngũ người làm nông chuyên nghiệp là cả một quá trình. Đầu tiền, cần phải có đội ngũ nông dân gắn bó với những kỹ thuật mới. Ảnh: Hoàng Vũ.

Cho đến khi đạt được mục tiêu đó, vị chuyên gia cây lúa cho rằng, nên theo nghiên cứu hình mô hình HTX ở Nhật Bản, huấn luyện bà con nông dân tại chỗ. Trong đó vai trò của doanh nghiệp đi đầu, phối hợp với chính quyền địa phương, để tìm ra HTX, thậm chí liên hiệp các HTX cùng tham gia liên kết sản xuất. Và bà con xã viên sẽ cùng áp dụng theo quy trình kỹ thuật mà doanh nghiệp đưa ra, đây là cách đào tạo hiệu quả hơn.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hải Phòng khai trương dự án Chính quyền số

HẢI PHÒNG Chiều 21/11, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức lễ khai trương Dự án ‘Chính quyền số’ để chào mừng ngày chuyển đổi số quốc gia 2024.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.