| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: NM đường nhấp nhổm ép mía sớm

Thứ Năm 26/08/2010 , 07:00 (GMT+7)

Họp với nhau thì giao kèo khoảng 1 tháng nữa các NM đường mới ép mía. Thế nhưng không ít NM đường chỉ tìm cách xé rào chạy máy trước. Đơn giản là ép sớm bao giờ cũng có lợi về giá cả.

* Ép non mất 10 triệu đồng/ha, với 48.000ha mía toàn vùng mất 480 tỷ.

Họp với nhau thì giao kèo khoảng 1 tháng nữa các NM đường mới ép mía. Thế nhưng không ít NM đường chỉ tìm cách xé rào chạy máy trước. Đơn giản là ép sớm bao giờ cũng có lợi về giá cả bất chấp việc chặt mía non gây thiệt hại khôn lường.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, GĐ Cty Mía đường Bến Tre khẳng định: Mặc dù giá đường đang đứng ở mức cao, đường SX niên vụ trước cũng đã bán gần cạn mà nhu cầu đường đang lớn nhưng không vì thế mà Cty tranh thủ chạy máy sớm. Theo kế hoạch thì sau khi 3 NM đường của Hậu Giang (2 của CASUCO và 1 của Long Mỹ Phát) chạy thì đến ngày 9 hoặc 10/10 Cty Mía đường Bến Tre mới khởi động vụ ép. Với niên vụ năm nay chạy lùi lại khoảng 1 tháng thì vùng mía 4.000ha của Bến Tre sẽ đảm bảo nguyên liệu cho NM hoạt động mà không cần phải thu mua mía từ vùng mía Hậu Giang.

Ông Nguyễn Thái Hòa, PGĐ Cty TNHH Mía đường Trà Vinh nói: Niên vụ 2010 - 2011 chạy lùi 1 tháng là giải pháp làm giảm tình trạng cạnh tranh nguyên liệu. Cái quan trọng hơn là khi bước vào đầu tháng 10, Trà Vinh mới ép thì mía đã chín tới thì NM cũng như nông dân đều được hương lợi. Với diện tích hơn 4.500 ha mía Cty tin tưởng sẽ chủ động nguyên liệu tại chỗ mà không phải chạy sang Hậu Giang thu mua như những năm trước. Tại Sóc Trăng, nông dân huyện Cù Lao Dung xuống giống trên 7.600 ha mía, trong số này có 3.200 ha ký hợp đồng bao tiêu với 2 NM Đường Vị Thanh và Phụng Hiệp, còn lại phần NM Đường Sóc Trăng. Năm nay, việc vào vụ trễ hơn 1 tháng sẽ giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận từ chữ đường tăng cao.

Đó là với những NM đường tự lo được vùng nguyên liệu, hợp đồng và đầu tư cho người dân trồng mía nên yên tâm đủ mía, mía đó là của mình không sợ ai tranh mua mất. Nhưng với nhiều NM đường chuyên đi mua lấn nguyên liệu của NM khác thì chạy máy sớm tức là xuất phát điểm sớm sẽ giành được lợi thế trên đường đua. Ông Chu Đức Tuấn, Trưởng phòng Nguyên liệu, Cty Mía đường Kiên Giang cho biết: Niên vụ này, vùng nguyên liệu của Cty chỉ được 85.000 tấn mía cây, trong khi đó kế hoạch cần 140.000 tấn, còn lại đương nhiên phải mua ngoài. Trong khi đó, Kiên Giang nằm giáp ranh với nhiều tỉnh khác, có nhiều NM chồng lấn vùng nguyên liệu lên nhau nên chịu sự cạnh tranh gay gắt về mía. "Ngày giờ đăng ký thoả ước với nhau là thế nhưng khi có 1 NM khởi động, thì buộc chúng tôi phải tính toán lại"- ông Tuấn nói nước đôi.

Cho đến nay ngoài NM Đường Trà Vinh có đầu tư vùng nguyên liệu khá bài bản, còn lại hầu hết các NM vẫn dựa vào sự "ban phát" của dân- tức là dân trồng nhiều mía thì NM không thất nghiệp, dân quay lưng thì đói mía. Ngoài ra, Hiệp hội Mía đường VN cũng như các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa đặt ra bất kỳ một cơ chế ràng buộc nào với chế tài thật nghiêm minh nếu NM xé rào vi phạm nên các NM đường vẫn sẵn sàng chạy máy sớm, mua tranh mía ngay trước mặt nhau. Việc giá đường đầu vụ luôn cao- thời điểm giáp hạt đường bao giờ cũng là miếng mồi ngon hấp dẫn các NM đường sẵn sàng xé bỏ cam kết ký chưa ráo mực. Thay vào đó chỉ rình vào vụ sớm, ép mía non gây thiệt hại không chỉ cho nông dân mà cả NM đường.

Họp bàn về thời gian bước vào niên vụ năm 2010-2011, ông Trịnh Minh Châu, TGĐ Cty Mía đường Sóc Trăng, Trưởng tiểu vùng mía đường ĐBSCL cho biết, theo kế hoạch của các NM đường trong vùng, sản lượng mía nguyên liệu cần 3,6 triệu tấn. Tuy nhiên, trên thực tế diện tích mía chỉ đạt khoảng 48.000ha, ước sản lượng đạt 3,2 triệu tấn, tức thiếu hụt 400.000 tấn.

Đó là các NM chạy đúng lịch thời vụ, mía đủ độ tuổi thu hoạch cũng như chữ đường. Còn các NM bất chấp quy định, xé rào ép mía non thì khan hiếm nguyên liệu sẽ càng trở nên gay gắt. Và với 48.000ha nếu cùng chạy mía sớm, mỗi ha mất 10 triệu thì ĐBSCL mất toi 480 tỷ đồng. Đó là con số ai cũng nhìn thấy nhưng không ai tìm cách ngăn chặn.

Bỏ bài toàn lên bàn cân sẽ thấy: Nếu chạy trước khoảng 1 tháng thì năng suất mía sẽ sụt giảm 10 - 15% và chữ đường giảm 0,5%. Tính theo giá thị trường giá mía nguyên liệu chiếm 60% giá thành SX 1 kg đường bán buôn thì trung bình mỗi ha mía nông dân sẽ mất gần 10 triệu đồng/ha, còn NM thì tốn nhiều nguyên liệu để lọc nước trong đường, đó là chưa nói axit trong mía non cao hơn sẽ ăn mòn máy móc. Lâu nay ĐBSCL luôn là chiến trường tranh giành mía nguyên liệu khốc liệt thì cặt mía non làm tốn nhiều mía hơn càng đẩy cuộc cạnh tranh này lên cao hơn. Mà không chỉ các NM đường tranh mua mía, một lực lượng hùng hậu hơn chính là các thương lái cũng sẵn sàng dùng dao búa để mua được nhiều mía bán lại cho NM kiếm lời, gây náo loạn đồng mía các tỉnh.

Theo Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN-PTNT), khu vực ĐBSCL có khá nhiều NM đường không chịu đầu tư vùng nguyên liệu riêng. Cục này đã nhiều lần yêu cầu các NM đường không được "lấy đá ném chân nhau" mà phải thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp trong tiêu thụ mía đường do Bộ NN-PTNT đã ban hành: Chỉ thu hoạch mía chính vụ đạt chữ đường từ 8 CCS trở lên. Căn cứ theo giá thành SX mía, Bộ cùng Hiệp hội sẽ công bố giá bán đường và giá mua mía chuẩn để các NM đường làm căn cứ và công bố giá mua mía tại cơ sở và các thời điểm nhằm minh bạch hoá, bảo vệ được quyền lợi người trồng mía. Nhưng Bộ, Cục, Hiệp hội nói vậy còn các NM đường có tuân thủ hay không thì cứ nhìn "chiến trường" mía khu vực ĐBSCL mấy năm rồi hẳn ai cũng biết.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm