| Hotline: 0983.970.780

Đề án Phát triển giống phải theo mệnh lệnh thị trường

Thứ Hai 24/06/2019 , 09:54 (GMT+7)

Sau 10 năm triển khai thực hiện, được sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương cả nước, đề án đã đạt được nhiều kết quả.

Từ đó góp phần quan trọng trong tăng trưởng ngành, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết Đề án giống nông nghiệp trình Chính phủ cuối năm nay phải gắn chặt với yếu tố thị trường.

Sáng 24/6, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống chăn nuôi, thủy sản đến năm 2020 theo Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tham dự và chủ trì Hội nghị.

Sản xuất giống bào ngư 9 lỗ tại Viện Hải sản.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, Việt Nam đã, đang và sẽ vẫn là một trong những quốc gia tốp đầu trên thế giới phải hứng chịu thiên tai, mưa bão, hạn hán; tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, ngành nông nghiệp Việt Nam với tinh thần chủ động, vượt khó, vượt khổ đã vươn lên trở thành quốc gia mạnh trên thế giới về xuất khẩu nông sản.

Để có được thành quả như ngày hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định do 3 nhóm nguyên nhân trụ cột chính. Một là Việt Nam đã chỉ đạo cơ bản hoàn thiện thành công hệ thống thủy lợi, tưới tiêu. Thứ 2, Việt Nam có được hệ thống khuyến nông hoạt động hiệu quả, xuyên suốt, khoa học từ Trung ương đến địa phương. Thứ 3 chính là những thành quả vượt bậc trong công tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển giống nông, lâm, thủy sản, chăn nuôi trong thời gian qua.

Sản xuất giống chè tại Viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng thẳng thắn cho rằng, đề án phát triển giống vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, hoàn thiện trong giai đoạn mới. Đó là việc thích ứng với thị trường chưa được cao, vẫn tập trung quá nhiều vào các giống lúa, trong khi rất nhiều giống khác như rau, khoai tây, hoa… vẫn phải đi nhập khẩu rất lớn.

Bộ trưởng cho biết, tới đây, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục xây dựng và đề xuất Chính phủ ban hành Đề án phất triển giống nông nghiệp giai đoạn mới, trong đó tập trung xuyên suốt xung quanh 3 trục kinh tế ngành lớn là lâm nghiệp, thủy sản và nông nghiệp, tuy nhiên đề án mới cần phải được gắn chặt với yếu tố thị trường.

Việc kêu gọi, huy động doanh nghiệp chưa đạt như mong đợi. Việc hội nhập chưa thực sự chủ động tìm hiểu, đánh giá, phân tích nhu cầu, thế mạnh thị trường thế giới. Vai trò quản lí của nhà nước và cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu.

Do đó, nhận Hội nghị này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các đại biểu cần làm rõ và nhận diện rõ tồn tại, thách thức, thời cơ, cơ hội, vận mệnh của ngành nông nghiệp trong tương lai để từ đó đưa ra được một đề án giống đáp ứng được sự thay đổi của xã hội, thị trường.

Sản xuất giống cá tra bố mẹ tại Viện Thủy sản II.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường một lần nữa nhấn mạnh: “Thị trường là mệnh lệnh của sản xuất, giờ thị trường thay đổi rất lớn rồi, cứ khư khư ôm cơ cấu cũ, ôm lúa, ôm lợn là chết hết. Tôi lấy ví dụ, Ninh Thuận, Bình Thuận giờ phải hướng tới nền nông nghiệp sa mạc, ĐBSCL gắn với nuôi trồng thủy sản nước mặn nước lợ chứ tới đây lấy đâu ra lắm nước mà cấy lúa thế, rồi Tây Bắc phải theo hướng cây ăn quả, cây dược liệu chứ không phải là ngô nữa. Để thực hiện được mục tiêu này thì khâu giống luôn luôn phải đi trước một vài bước.”


>>Đề án phát triển giống thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả

>>Bộ giống chè đa dạng

>>Phát triển giống cây lấy gỗ mọc nhanh

>>Giống lâm nghiệp Thái Nguyên top đầu miền núi phía Bắc

>>ĐBSCL đạt 2,5 triệu ha giống lúa xác nhận

>>Lợn Thụy Phương - Thương hiệu Việt Nam

>>Vịt Đại Xuyên đột phá

>>Phát triển ngân hàng gen cây trồng Quốc gia

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm