| Hotline: 0983.970.780

Đề án phát triển giống thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả

Thứ Sáu 21/06/2019 , 09:03 (GMT+7)

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Đề án giống đã đạt được những kết quả vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

14-06-08_thu_truong_donh_thm_lu
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh kiểm tra mô hình sản xuất giống lúa.

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020” tại Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009.

Tỷ lệ sử dụng giống cấp tiến bộ kỹ thuật (hoặc tương đương) trong sản xuất một số cây trồng, vật nuôi đạt, hoặc vượt mục tiêu đề ra (70%): Cây ngô đạt 95%; sắn đạt 75%; cà phê đạt 70%; cao su, chè, chuối, nhãn, vải, thanh long đạt 100%; cây giống lâm nghiệp đạt 80%; 93% đàn lợn, 70% đàn gia cầm; 100% giống tôm thẻ chân trắng và cá rô phi được kiểm soát chất lượng...

Năng suất nhiều cây trồng, vật nuôi tăng vượt mục tiêu Đề án (15%): Năng suất ngô tăng 16%; cam tăng 25%; nhãn tăng 26%; chè tăng 22%; cà phê tăng 20,5%… Năng suất sinh khối trong trồng rừng kinh tế tăng 50%. Trọng lượng lợn xuất chuồng tăng 32%; năng suất sữa tăng 200-300 kg/con/chu kỳ. Năng suất nuôi cá tra tăng 22%, tôm nước lợ tăng 82%, cá rô phi đơn tính tăng 3,7 lần...

Thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống, hàng năm các doanh nghiệp và hộ dân đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng để sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

14-06-08_thu_truong_donh_thm_sn
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh kiểm tra mô hình sản xuất giống sắn.

Trong trồng trọt, khoảng 65 - 70% giống ngô lai sử dụng hàng năm do doanh nghiệp sản xuất; gần 100% giống khoai lang, trên 90% giống sắn do hộ dân tự nhân; khoảng 95% lượng lúa giống; 100% cây giống cao su; 50 - 55% giống chè và 70% giống điều… trồng mới hàng năm do doanh nghiệp và hộ dân sản xuất.

Với ngành lâm nghiệp, khoảng 70% lượng giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng kinh tế hàng năm do doanh nghiệp và hộ dân sản xuất; 30% còn lại do các Ban quản lý rừng phòng hộ và các viện, trường, trung tâm giống sản xuất.

Ngành chăn nuôi, nhân giống lợn nuôi thương phẩm hiện nay hoàn toàn do doanh nghiệp và hộ dân thực hiện, 90% giống gà nuôi thương phẩm do các thành phần kinh tế sản xuất. Trong tổng số 1,8 triệu con bò sinh sản được phối giống hàng năm, người chăn nuôi cho phối giống trực tiếp chiếm khoảng 40%, còn lại là thụ tinh nhân tạo từ tinh cọng dạ.

Ngành thủy sản, 90% giống cá tra do doanh nghiệp và hộ dân sản xuất, 10% do các trung tâm giống thuộc tỉnh sản xuất; 100% tôm thẻ và tôm sú do doanh nghiệp sản xuất; 50% giống cá rô phi do doanh nghiệp và hộ dân sản xuất, 50% do các Trung tâm giống của tỉnh thực hiện.

Nguồn gen cây trồng, vật nuôi được đầu tư duy trì, lưu giữ và khai thác phục vụ công tác nghiên cứu, chọn tạo giống:

Đối với nguồn gen cây trồng, đã thu thập 12.250 mẫu giống; đánh giá tính trạng hình thái 8.405 mẫu; đánh giá chi tiết 4.710 mẫu; đánh giá tính chống chịu 1.650 mẫu giống lúa; lưu giữ 10.700 mẫu; cấp phát 15.491 lượt mẫu; nhân 9.526 lượt mẫu; phục tráng 50 giống cây trồng địa phương...

Với nguồn gen cây lâm nghiệp, đã duy trì hơn 300 giống gốc; lưu trữ, bảo quản 2.940 lô hạt giống; chăm sóc, bảo vệ hơn 2.500 ha rừng giống, vườn giống... Ngoài ra, bằng nguồn vốn khác, ngành chăn nuôi đã bảo tồn 14 nguồn gen vật nuôi; ngành thủy sản lưu giữ nguồn gen hơn 50 loài thủy hải sản.

Đạt được những mục tiêu căn bản trên là do các cấp, các ngành và các thành phần kinh tế đã nhận thức đúng vai trò của công tác giống trong nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất.

14-06-08_thu_truong_donh_thm_che
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh trong một lần tham quan mô hình sản xuất chè.

Quá trình tổ chức thực hiện Đề án được các Bộ/địa phương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, tuyên truyền sâu rộng cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế cùng tham gia nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống.

Các Bộ/địa phương đã lựa chọn những dự án cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất đòi hỏi và ưu tiên cân đối nguồn vốn thực hiện để đạt mục tiêu đề ra.

Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, nhất là chính sách đầu tư, hỗ trợ sản xuất giống.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, Đề án giống còn một số tồn tại hạn chế như: Công tác nghiên cứu, chọn tạo giống mới chủ yếu tập trung vào những cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, sinh trưởng nhanh; tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất một số cây trồng, vật nuôi chưa đạt mục tiêu đề ra; các địa phương vẫn còn hiện tượng người sản xuất sử dụng giống cây trồng, vật nuôi chưa đúng quy chuẩn kỹ thuật; các thành phần kinh tế còn ít đầu tư nghiên cứu chọn tạo giống.

Để khắc phục những tồn tại hạn chế trên, góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, thời gian tới Bộ NN-PTNT sẽ tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Đề án phát triển giống giai đoạn 2021 - 2030, với 5 mục tiêu cụ thể và 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

Thứ nhất, tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất đại trà, nhằm tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành từ nay đến năm 2030.

Thứ hai, có khoảng 500 - 700 giống cây trồng, vật nuôi mới được đưa vào sản xuất.

Thứ ba, mở rộng duy trì, đánh giá và khai thác quỹ gen cây trồng, vật nuôi nhằm phục vụ có hiệu quả công tác nghiên cứu chọn tạo giống.

Thứ tư, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất giống; ứng dụng công nghệ cao trong chọn tạo, sản xuất giống.

Thứ năm, người dân được sử dụng giống tốt, giống đúng chất lượng, với giá cả phù hợp.

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Một là: Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất giống những cây trồng, vật nuôi được ưu tiên cơ cấu lại theo 3 trục sản phẩm phát triển (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và thịt lợn, thịt gia cầm; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương).

Hai là: Đa dạng hóa nguồn giống cây trồng, vật nuôi cung cấp cho sản xuất.

Ba là: Sưu tập bổ sung nguồn gen cây trồng, vật nuôi, ưu tiên những nguồn gen quý hiếm, nguồn gen ở những vùng có nguy cơ xói mòn; tăng cường trao đổi nguồn gen với các nước; bảo tồn, lưu giữ, đánh giá sâu nguồn gen làm cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống.

Bốn là: Bình tuyển, chọn lọc cây đầu dòng, cây trội, chuyển hóa rừng giống.

Năm là: Xây dựng và chăm sóc hệ thống vườn giống gốc, vườn cây mẹ, vườn cây đầu dòng, vườn nhân chồi; hệ thống rừng giống, vườn giống; giống cụ kỵ, ông bà, đàn hạt nhân; giống bố mẹ các loại thủy hải sản chủ lực.

Sáu là: Xây dựng, hoàn thiện quy trình công nghệ nhân, bảo quản, chế biến giống; thuê chuyên gia nước ngoài, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho người làm công tác giống.

Bảy là: Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho các viện, trường, Trung tâm giống cấp tỉnh theo hướng hiện đại, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu chọn tạo, sản xuất giống; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho một số vùng sản xuất giống trọng điểm.

Tám là: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống: Hoàn thiện khung pháp lý; rà soát điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn về giống; nâng cao năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng giống...


>>Phát triển giống cây lấy gỗ mọc nhanh

>>Giống lâm nghiệp Thái Nguyên top đầu miền núi phía Bắc

>>ĐBSCL đạt 2,5 triệu ha giống lúa xác nhận

>>Lợn Thụy Phương - Thương hiệu Việt Nam

>>Vịt Đại Xuyên đột phá

>>Phát triển ngân hàng gen cây trồng Quốc gia

(Thứ trưởng Bộ NN-PTNT)

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm