| Hotline: 0983.970.780

Để hải sản luôn ngon và bổ

Thứ Bảy 10/07/2021 , 08:39 (GMT+7)

Hải sản là những món ăn được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để hải sản thực sự tốt cho sức khỏe, có rất nhiều điều cần phải lưu ý.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú thận trọng khi ăn hải sản. Ảnh minh họa

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú thận trọng khi ăn hải sản. Ảnh minh họa

Không giống như thịt đỏ, phô mai và thức ăn nhanh có chứa các chất béo bão hòa và cholesterol cao, tiêu thụ hải sản không làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, do đó, nếu ăn với liều lượng vừa phải, sẽ rất tốt cho sức khỏe. Bạn nên ăn một số loại hải sản như: Tôm, cua, hàu, mực, cá hồi,…Tuy nhiên, để hải sản luôn ngon, bổ phải lưu ý một số vấn đề sau: 

Những người không nên ăn hải sản

Hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất, giúp cơ thể khỏe mạnh, tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa một số nguy cơ không tốt đối với sức khỏe. Một số trường hợp dưới đây không nên ăn hải sản:

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Trong hải sản chứa nhiều dưỡng chất có lợi như protein, acid omega 3, canxi… giúp giảm trầm cảm sau sinh, giảm nguy cơ trẻ bị sinh non và nhẹ cân, còi xương. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khoảng 340g hải sản nấu chín mỗi tuần.

Chú ý, cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến. Một số loại cá như cá thu, cá kiếm, cá kình… chứa lượng thủy ngân khá cao, có thể tác động tới hệ thần kinh của bào thai. Do đó, các bà bầu và phụ nữ đang cho con bú không nên ăn. Cua tuy giàu canxi nhưng có tính hàn, ăn vào dễ lạnh bụng, gây khó tiêu, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên hạn chế ăn hàng ngày.

Những người bị bệnh gout hay viêm khớp: Các món ăn từ hải sản cũng là những thực đơn “kiêng kỵ” đối với những người bị bệnh gout, bệnh viêm khớp do tăng axit uric trong máu và gây lắng động các thể purin ở khớp. Chế độ ăn nhiều thịt, hải sản và uống rượu bia làm tăng axit uric trong máu.

Những người bị dị ứng: Hải sản là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng cũng là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng khi ăn uống. Rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng cho người có thể trạng không hợp với hải sản như cua, tôm, ghẹ, mực, cá nhám, cá ngừ...

Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng và xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ vài phút sau khi ăn. Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng (hoặc khắp người), rất ngứa, khó chịu, thường vài giờ sau triệu chứng sẽ hết. Trường hợp nặng, ngoài nổi ban và ngứa còn phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... Cũng có trường hợp nguy kịch, người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ, dẫn đến tử vong.

Hải sản là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng cũng là nhóm thức ăn gây dị ứng. Ảnh minh họa

Hải sản là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng cũng là nhóm thức ăn gây dị ứng. Ảnh minh họa

Một số điều kiêng kỵ đối với hải sản 

Hải sản không nấu chín có chứa nhiều vi khuẩn: Vi khuẩn trong hải sản chủ yếu là phẩy khuẩn, trên 80 độ C mới diệt hết được. Trong hải sản cũng tồn tại nhiều trứng ký sinh trùng và mầm bệnh nếu quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh. Thông thường, cần đun trong nước sôi 6-8 phút mới có thể tiêu diệt triệt để vi khuẩn. 

Độc tố vi khuẩn của hải sản vỏ cứng tương đối nhiều: Các loại hải sản vỏ cứng chứa khá nhiều khuẩn, phân giải protein cũng nhanh, khi chết sẽ sản sinh ra nhiều độc tố, đồng thời axit béo không no cũng dễ oxy hóa. Những loại hải sản vỏ cứng không tươi còn có thể sinh ra nhiều độc tố, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các loại hải sản tươi sống không nên dự trữ trong tủ lạnh quá lâu.

Không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản: Những chất dinh dưỡng như đạm, canxi trong tôm, cá sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu kết hợp với các loại quả như: hồng, nho, lựu, sơn trà, dưa hấu,... Thêm vào đó, thành phần hóa học của các loại hoa quả này dễ kết hợp với canxi có trong hải sản hình thành nên chất khó tiêu hóa. Chất này sẽ kích thích hệ tiêu hóa gây đau bụng, buồn nôn hoặc nôn… Tốt nhất, chỉ nên ăn hoa quả sau khi ăn hải sản 2 tiếng.

Ăn hải sản không nên uống bia: Nếu uống bia với lượng lớn cùng các loại hải sản, nguy cơ bệnh gout rất cao. Hơn nữa, phần lớn các loại hải sản như tôm, cua, ngao, sò, ốc… đều tạo thành chất kết tủa, trong khi đó bia sẽ cản trở và loại chúng ra khỏi cơ thể. 

Tôm khi ăn kết hợp với một lượng lớn vitamin C có thể nguy hiểm tính mạng. Ảnh minh họa

Tôm khi ăn kết hợp với một lượng lớn vitamin C có thể nguy hiểm tính mạng. Ảnh minh họa

 Tôm kỵ vitamin C: Khoa học đã chứng minh các loại động vật giáp xác như tôm khi ăn kết hợp với một lượng lớn vitamin C có thể dẫn đến tử vong vì nó chuyển hóa thành một loại chất độc hại với cơ thể người. 

Uống trà ngay sau khi ăn hải sản: Trong lá trà chứa nhiều axit taninic dễ kết hợp với canxi trong hải sản và hình thành canxi khó hòa tan. Vì thế, ăn hải sản không nên uống trà cùng lúc hoặc ngay sau khi ăn, tốt nhất nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 tiếng.

Tôm đông lạnh không nên hấp hoặc luộc: Các loại hải sản chỉ nên hấp khi còn tươi. Vì hải sản chứa nhiều vi khuẩn, khả năng phân giải protein tương đối nhanh. Nếu để trong tủ lạnh, vi khuẩn trong tôm tăng lên, protein cũng biến chất, vì thế không nên hấp hoặc luộc. Tôm đông lạnh chỉ nên chiên, nấu ở nhiệt độ cao.

Mẹo vặt chọn mua hải sản tươi ngon

Chọn mực: Đối với mực nang nên chọn con to, dày mình, có màu trắng đục, thịt chắc, lớp màng màu nâu bao quanh đều bên ngoài, phần râu mực cứng. Đối với mực ống cọn con có lớp thịt màu sáng và hơi hồng, đầu vẫn dính chặt vào thân, phần râu mực cứng, túi mực chưa bị vỡ.

Chọn tôm: Thân săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn.

Chọn cua: Phải còn sống, lấy tay ấn vào yếm cua nếu cứng là cua có nhiều thịt. Lớp vỏ ngoài của cua màu xám đục, yếm to vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng cử động khỏe mạnh, gai trên càng và mai cua vẫn còn nguyên màu sắc. Lấy tay kẹp chặt phần dưới bụng cua, nếu chân, càng cua duỗi thẳng, không bị chúi xuống là cua khỏe.

Chọn sò ngon: Với tất cả các loại sò (sò huyết, sò lông, sò lụa...) để đảm bảo tươi ngon thì: Sò thò lưỡi ra ngoài, khi bạn đụng vào nó sẽ tự động đóng miệng lại. Những con sò ngậm miệng, có mùi hôi, vỏ sò không đóng được là sò chết. Riêng với ngao, nên chọn con khép chặt miệng, những con mở miệng là đã chết.

Chọn ốc biển: Dùng tay đụng nhẹ vào mày ốc, nếu ốc khép kín mày lại thì là ốc sống và ngược lại. Ốc mập, ngon thì mài ốc ở gần phía ngoài vỏ ốc, trái lại, nếu ốc chết hay ốm thì mài thụt sâu vào trong vỏ ốc (sẽ có mùi hôi).

Chọn cá biển ngon: Cá có mắt còn tươi, trong, linh hoạt. Mang cá có màu đỏ hoặc hồng tươi, không bị thâm đen. Thân cá chắc, dùng tay ấn nhẹ vào mình cá, thấy thịt đàn hồi trở lại, không bị lún, không bị nát, da không có nốt lấm chấm.

(Kiến thức gia đình số 27)

  • Tags:
Xem thêm
Phẫu thuật robot điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ

TP.HCM Bệnh viện Bình Dân vừa thực hiện phẫu thuật robot cắt khối tá tụy điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ cho nam bệnh nhân 43 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Nấm linh chi có giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không?

Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên nhiều người cho rằng có thể dùng nấm linh chi để chống lại sự tấn công của những virus có hại.

Bình luận mới nhất