| Hotline: 0983.970.780

De Heus và con đường chinh phục niềm tin người chăn nuôi Việt Nam

Thứ Ba 21/06/2022 , 14:24 (GMT+7)

Chỉ trong thời gian ngắn, liên danh hai tập đoàn De Heus và Hùng Nhơn liên tục khởi công xây dựng các 'siêu dự án' chăn nuôi tại Việt Nam.

Dẫn đầu thị trường thức ăn chăn nuôi độc lập

Nhắc tới De Heus, giới chăn nuôi chắc chắn vẫn còn ấn tượng với thương vụ mua lại toàn bộ mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi MNS Feed của Tập đoàn Masan vào cuối năm 2021. Với việc mua lại 14 nhà máy của Masan, De Heus đã nâng tổng số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn Việt Nam lên 23 nhà máy, một lần nữa khẳng định rõ vị thế hàng đầu của mình trên thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

Ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc De Heus châu Á cho biết, mục tiêu chính trong thương vụ này là giúp De Heus sở hữu số lượng lớn các nhà máy ở khắp đất nước. Từ đó, De Heus vượt lên đứng đầu thị trường thức ăn chăn nuôi độc lập và đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của mạng lưới khách hàng lớn tại hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT, lãnh đạo Tập đoàn De Heus và Hùng Nhơn cùng đại diện tỉnh Gia Lai nhấn nút khởi công 'Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai' ngày 14/5/2022.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT, lãnh đạo Tập đoàn De Heus và Hùng Nhơn cùng đại diện tỉnh Gia Lai nhấn nút khởi công “Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai” ngày 14/5/2022.

Cách đây chừng nửa tháng, De Heus và Hùng Nhơn đã cùng hợp tác để khởi công dự án “Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai” tại xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

“Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai” được đặt tại xã Ia Le, Huyện Chư Pưh, có tổng vốn đầu tư khoảng 1.030 tỷ đồng. Đây là dự án thứ 4 trong tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN tại Việt Nam của hai tập đoàn, chuyên sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín bao gồm: chọn lọc, sản xuất heo giống - gà giống; nhà máy giết mổ heo tự động; sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng hữu cơ; sản xuất phân bón hữu cơ và thương mại các sản phẩm chăn nuôi.

Phát biểu tại Lễ khởi công dự án, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao các nỗ lực của Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn De Heus trong việc liên doanh hợp tác phát triển, đầu tư xây dựng hàng loạt hệ thống trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao cung cấp con giống chất lượng cao cho khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ và duyên hải Nam Trung bộ, phù hợp với chiến lược phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Lễ khởi công 'Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai' tại xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Lễ khởi công “Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai” tại xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

“Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang chịu nhiều thách thức từ hội nhập quốc tế, kiểm soát dịch bệnh (dịch tả lợn châu Phi/ASF, tai xanh, lở mồm long móng…) và đang nỗ lực gia tăng khả năng cạnh tranh hướng tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực thì có thể nói đây là một dự án điển hình về nông nghiệp công nghệ cao”, Thứ truởng Phùng Đức Tiến chia sẻ. 

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành, chiến lược phát triển của Gia Lai là từng bước chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung, quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất kép kín theo chuỗi liên kết, hình thành vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi với 106 dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, tổng vốn đầu tư trên 15.000 tỷ đồng.

Các đại biểu, khách mời trồng cây lưu niệm tại Lễ khởi công Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai.

Các đại biểu, khách mời trồng cây lưu niệm tại Lễ khởi công Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai.

Hướng tới nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Ông Koen De Heus, đồng Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc toàn cầu tập đoàn De Heus Hoàng Gia, cho biết: “Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai ra đời nhằm cung cấp, cải thiện và nâng cao chất lượng con giống cho các trang trại chăn nuôi Việt Nam.

Không những thế, Tổ hợp còn tạo ra sản phẩm có chất lượng cao cho hệ thống chuỗi và hướng tới nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và hiện đại, đáp ứng đúng chủ trương của Chính phủ Việt Nam”.

Ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Hùg Nhơn chia sẻ: “Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN không chỉ góp phần tạo nên mô hình chăn nuôi hiện đại mà còn góp phần vào phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại Gia Lai, đồng thời mang lại cơ hội và giải quyết việc làm cho gần 300 lao động địa phương và đồng bào các dân tộc thiểu số.

Ông Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn phát biểu tại Lễ khởi công dự án.

Ông Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn phát biểu tại Lễ khởi công dự án.

Trong chiến lược phát triển dài hạn của tập đoàn, De Heus và Hùng Nhơn cũng hướng tới xây dựng một chuỗi giá trị cùng vùng an toàn dịch bệnh tại Gia Lai và các vùng phụ cận”.

Ngày 14/5, Bộ NN-PTNT đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về Chương trình nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với AGRITERRA, tổ chức phi chính phủ của Hà Lan và De Heus Việt Nam.

Theo đó, ba bên sẽ phối hợp cùng với các cơ quan địa phương và các tổ chức xã hội để xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ ngành thức ăn chăn nuôi theo hình thức hợp tác xã.

Lấy các hợp tác xã làm trung tâm và phát triển, từ đó hướng đến giá trị sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho người chăn nuôi và tăng thu nhập cho người nông dân Việt Nam.

Dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn đã ký kết MoU về chương trình hợp tác chiến lược giữa 2 tập đoàn. Theo đó, hai bên sẽ cùng nhau lên kế hoạch, xây dựng và phát triển những dự án trong lĩnh vực chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn đã ký kết MoU về chương trình hợp tác chiến lược giữa 2 tập đoàn.

Dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn đã ký kết MoU về chương trình hợp tác chiến lược giữa 2 tập đoàn.

Cụ thể, từ năm 2022 đến 2030, De Heus và Hùng Nhơn sẽ tiếp tục hợp tác để mở rộng và phát triển mạng lưới chuỗi các dự án chăn nuôi giống lợn cụ, kỵ quy mô lớn và vùng an toàn dịch bệnh tại 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Sau khi hoàn thành dự án tại Gia Lai, tiếp đến sẽ triển khai tại Đắk Nông và Kon Tum. Chuỗi dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần định hình Tây Nguyên trở thành trung tâm cung cấp lợn giống và phát triển các mô hình chăn nuôi công nghệ cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á và châu Á.

Khát vọng lớn, tầm nhìn xa

Mục tiêu cho dự án lợn giống của Tập đoàn De Heus và Hùng Nhơn đến năm 2030 sẽ đạt: công suất khoảng 10.000 con lợn cụ, kỵ, ông, bà (tương đương 80.000 con lợn hậu bị mỗi năm), công suất đàn lợn nái khoảng 200.000 con và khoảng 6 triệu con lợn thịt. Tổng mức doanh thu dự kiến khoảng 2 tỷ USD mỗi năm.

Với lĩnh vực chăn nuôi gà, De Heus và Hùng Nhơn đã xây dựng khu chăn nuôi Bel Gà tại Tây Ninh. Dự án Bel Gà bao gồm: 2 trang trại gà bố mẹ có công suất 25 triệu trứng/năm, 250 trang trại chăn nuôi gà thịt an toàn có công suất 25 triệu gà thịt/năm và một tổ hợp các nhà máy sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín.

Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai dự kiến có quy mô sử dụng đất khoảng 100 ha, bao gồm: khu trang trại chăn nuôi 2.500 lợn giống cụ kỵ chọn lọc và nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan, nhà máy giết mổ lợn thịt, nhà máy sản xuất phân hữu cơ, khu điều hành và dịch vụ hỗ trợ, khu canh tác theo hướng hữu cơ và đất cây xanh, đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật, khu tập kết, thu mua, bảo quản, đóng gói trái cây theo tiêu chuẩn xuất khẩu chất lượng cao.

Kế hoạch giai đoạn 1: Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai có tổng diện tích đất 50 ha, công suất 2.500 heo cụ kỵ và ông bà và 25.000 heo hậu bị.

Tổ hợp dự kiến sẽ áp dụng công nghệ 4.0 xuyên suốt quá trình chăn nuôi, giúp kiểm soát tốt chất lượng chăn nuôi, tối ưu hóa hiệu suất chăn nuôi, giảm giá thành sản phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới, sử dụng 30% điện sạch, giảm phát thải một lượng lớn CO2 so với sử dụng nguồn điện truyền thống.

Đồng thời, dự án cũng áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ, giết mổ heo và sản xuất phân bón hữu cơ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và các tổ chức quốc tế chuyên ngành.

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.