| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất đầu tư 11 công trình giúp tối ưu cống Cái Lớn - Cái Bé

Thứ Sáu 10/11/2023 , 09:47 (GMT+7)

Tỉnh Kiên Giang đã đề xuất đầu tư thêm 11 công trình thủy lợi để vận hành đồng bộ nhằm phát huy tối đa hiệu quả hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé.  

PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi miền Nam khẳng định hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé đã thành công trong việc kiểm soát mặn. Ảnh: Hồ Thảo.

PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi miền Nam khẳng định hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé đã thành công trong việc kiểm soát mặn. Ảnh: Hồ Thảo.

Công trình cống Cái Lớn - Cái Bé (thuộc địa bàn 2 huyện An Biên và Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) được xem là một "siêu" dự án bởi tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng. Dự án đã nhận được không ít ý kiến phản biện trái chiều, đặc biệt là của giới chuyên gia và nhà khoa học. Tuy nhiên, sau một thời gian tiếp nhận những phản biện, đóng góp từ các cơ quan chuyên môn, cân nhắc những mặt lợi và mặt hại, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt đầu tư xây dựng dự án trên.

Sau gần 2 năm kể từ ngày vận hành, chuyên gia đã đưa ra một số đánh giá về hiệu quả của công trình trong Talk show do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện với chủ đề "Vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé".

Theo PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Thủy lợi miền Nam, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé có 3 nhiệm vụ chính. Nhiệm vụ đầu tiên là điều tiết nguồn nước và kiểm soát mặn để đảm bảo ổn định trong sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản cho hơn 384.000ha diện tích đất nông nghiệp. Nhiệm vụ thứ 2 là đóng góp vào việc phòng tránh, giảm thiểu thiên tai. Nhiệm vụ thứ 3 là thích ứng với biến đổi khí hậu góp phần chống sụp lún đất.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, trong hơn một năm qua do thời tiết tương đối thuận lợi và hạn mặn không đột biến nhiều nên nhiệm vụ thứ hai chưa được kích hoạt. Còn về nhiệm vụ thứ ba liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và sụp lún đất cần thời gian để đánh giá hiệu quả.

Cống Cái Lớn - Cái Bé vận hành mang lại nhiều hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của người dân Kiên Giang. Ảnh: Đ.T.Chánh.

Cống Cái Lớn - Cái Bé vận hành mang lại nhiều hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của người dân Kiên Giang. Ảnh: Đ.T.Chánh.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi miền Nam khẳng định: Hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé đã thành công trong việc kiểm soát mặn, đảm bảo hiệu suất và chất lượng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế địa phương và tăng thu nhập cho nhà nông. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi cống không chỉ giúp tiết kiệm chi phí đắp đập tạm và không gây ô nhiễm nguồn nước mà còn làm lợi về giao thông.

PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi miền Nam lưu ý: Cần quy hoạch hệ thống đường giao thông và thủy lợi để đảm bảo cơ giới hóa và giảm chi phí vận chuyển. Đồng thời cần phối hợp vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé giữa các địa phương và các cấp để đảm bảo hệ thống hoạt động một cách tối ưu.

Theo ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, sau gần 2 năm vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé đã mang nhiều hiệu quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, về phát triển du lịch sinh thái, chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng cũng được nâng cấp.

Để tối ưu hóa việc kiểm soát nguồn nước của hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé cần phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Hiện nay còn 11 công trình cống cần được đầu tư để vận hành đồng bộ với cụm cống Cái Lớn - Cái Bé. Tỉnh Kiên Giang đã xin vốn Trung ương và đề xuất đầu tư cho các dự án khác.

Ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang tham gia Talk show do Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tại Trường quay N3. Ảnh: Hồ Thảo.

Ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang tham gia Talk show do Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tại Trường quay N3. Ảnh: Hồ Thảo.

Ông Toàn nhấn mạnh, việc tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục tiêu chính của công trình Cái Lớn - Cái Bé đó là kiểm soát mặn - ngọt để ổn định mô hình sản xuất và phát triển sinh kế chứ không phải  ngăn mặn. Theo đó, tuyên truyền cũng tập trung vào việc thực hiện đúng lịch mùa vụ và tổ chức sản xuất hiệu quả theo mùa.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang hy vọng, người dân của tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận sẽ tuân thủ kế hoạch sản xuất để tận dụng tối đa lợi ích mà hệ thống thủy lợi cống Cái Lớn - Cái Bé mang lại.      

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.