| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất đầu tư 125 tỷ đồng để ngăn tình trạng biển nuốt làng

Thứ Sáu 28/10/2022 , 12:34 (GMT+7)

UBND huyện Hoằng Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định phương án đầu tư để xử lý sự cố sạt lở tại khu vực cửa biển Lạch Hới.

Sáng 28/10, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức cuộc họp nghe báo cáo phương án xử lý khẩn cấp chống sạt lở, xâm thực bờ biển khu vực cửa biển Lạch Hới thuộc thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

UBND huyện Hoằng Hóa cho rằng, việc đầu tư, xây dựng công trình xử lý cấp bách sự cố sạt lở, xâm thực bờ biển khu vực cửa biển Lạch Hới là rất cần thiết và cấp bách, đáp ứng yêu cầu phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân, góp phần đảm bảo an sinh, phát triển kinh tế, xã hội trong vùng. 

Từ thực tế trên, UBND huyện Hoằng Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định phương án xử lý chống sạt lở, xâm thực bờ biển khu vực cửa biển Lạch Hới thuộc thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa với mức kinh phí dự kiến khoảng 125 tỷ đồng, được lấy từ ngân sách tỉnh.

Tại cuộc họp, đại diện đơn vị tư vấn nêu 3 phương án xử lý trước nguy cơ biển nuốt làng: "Phương án 1, xây dựng tuyến kè tường đứng chống sạt lở bờ biển với chiều dài 1,62km (chiều dài bờ biển là 1,5km, vùng nối 2 đầu tuyến là 120m). Phương án 2, bố trí hệ thống cừ chắn bê tông cốt thép M250 dày 50cm. Phương án 3, làm tường chắn bê tông cốt thép, chiều dài tuyến kè là 1,62km.

“Hiện tại, khu vực sạt lở sâu nhất tính từ mép nước tới đất liền là 120m. Các giải pháp trồng cây chắn sóng không khả thi bởi sạt lở đã ăn sâu vào đất liền. Nếu hiện tượng sạt lở không được ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng đời sống, an toàn của 21 hộ dân xung quanh khu vực sạt lở”, ông Lê Nguyên Hồng, đại diện Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng hạ tầng Huy Hoàng cho hay.

Ông Lê Đức Giang - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì cuộc họp. Ảnh: Quốc Toản.

Ông Lê Đức Giang - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì cuộc họp. Ảnh: Quốc Toản.

Tại cuộc họp, các đơn vị Sở, ngành của tỉnh Thanh Hóa cơ bản thống nhất với phương án 3, làm kè dạng tường đứng bê tông cốt thép, chiều dài tuyến kè là 1,62km, vừa tạo cảnh quan, vừa đảm bảo an toàn cho khu vực nói trên.

Kết luận tại cuộc họp, ông Lê Đức Giang - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo: "Giao UBND huyện Hoằng Hóa làm chủ đầu tư dự án; yêu cầu UBND huyện Hoằng Hóa cắt cử lực lượng có mặt tại điểm sạt lở để đảm bảo an toàn cho người và tài sản; Giao Sở Tài chính nghiên cứu bố trí ngân sách tỉnh để thực hiện dự án nói trên; Giao Sở NN-PTNT phối hợp với huyện Hoằng Hóa góp ý về phương án chống sạt lở để dự án được triển khai sớm nhất, đảm bảo an toàn cho người dân; Giao sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn huyện Hoằng Hóa hoàn thiện thủ tục đầu tư".

Ông Lê Đức Giang lưu ý thêm, công trình đầu tư chống sạt lở phải là công trình lưỡng dụng, đảm bảo công tác phòng chống thiên tai, và phát triển du lịch, đồng thời phải tiết kiệm chi phí. 

Trước đó, vào khoảng tháng 6, tháng 7/2022, do ảnh hưởng của triều cường, sóng lớn vỗ bờ với tần suất cao nên hiện tượng sạt lở đất do xâm thực tại vị trí bờ biển tiếp giáp với Sông Mã (thôn Tân Xuân) diễn ra mạnh.

Diện tích đất bị sạt lở do biển xâm thực khoảng 15ha. Trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 15.000m2; diện tích thuộc quy hoạch cụm công nghiệp bị xâm thực khoảng 22.000m2; diện tích rừng sản xuất khoảng 112.000m2... Đặc biệt, tình trạng sạt lở đã làm mất đất ở của 3 hộ dân với khoảng 1.000m2 đất và ảnh hưởng tới khuôn viên làm việc của Trạm kiểm soát Biên phòng Lạch Hới. Đáng nói là hiện nay tình trạng sạt lở đang tiếp diễn, có nơi sạt lở tới 150m chiều rộng tính từ mé nước vào bờ.

Cũng theo UBND xã Hoằng Phụ, tại khu vực thôn Tân Xuân có 21 hộ và 77 nhân khẩu bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở. Tại đây, lực lượng chức năng túc trực 24/24h để theo dõi, nắm bắt tình hình và sẵn sàng ứng phó với sự cố bất thường có thể xảy ra. Tại khu vực sạt lở đã được cắm biển cảnh báo và khuyến cáo người dân không được tự ý di chuyển tới khu vực này. Trường hợp triều cường lên cao kết hợp với gió lớn sẽ tiến hành di dời các hộ dân vào

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm