| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất gia hạn thời gian thi công hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau

Thứ Bảy 07/10/2023 , 18:09 (GMT+7)

Công trình hồ chứa nước ngọt xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cần gia hạn thời gian thi công để đảm bảo chất lượng công trình.

Dự án được đầu tư bằng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế Giới (WB). Hồ chứa nước ngọt lớn nhất tỉnh Cà Mau với tổng diện tích 102 ha, trong đó diện tích mặt thoáng hồ 60 ha, dung tích hồ chứa 3,85 triệu m3 với kinh phí hơn 184 tỷ đồng. Ảnh: Trọng Linh.

Dự án được đầu tư bằng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế Giới (WB). Hồ chứa nước ngọt lớn nhất tỉnh Cà Mau với tổng diện tích 102 ha, trong đó diện tích mặt thoáng hồ 60 ha, dung tích hồ chứa 3,85 triệu m3 với kinh phí hơn 184 tỷ đồng. Ảnh: Trọng Linh.

Vừa qua, Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau đã có văn bản gửi UBND tỉnh và Sở NN-PTNT tỉnh này đề nghị điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng với gói thầu xây lắp số 67 thuộc Tiểu dự án 8 để đảm bảo tiến độ giải ngân cũng như tránh thất thoát ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, đại diện nhà thầu thi công cho rằng công trình đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện do vướng mặt bằng và phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt là đợt khủng hoảng nhiên liệu vào năm 2022 nhưng đơn vị thi công vẫn hoàn thành hạng mục đê trên lòng hồ. Ngoài ra, do đặc thù vùng đất U Minh mềm nên cần có thời gian kết cấu. Phía đơn vị thi công cũng khẳng định trong quá trình nghiệm thu chưa có xảy ra tình trạng sai sót nào.

Ông Trương Hoàng Triệu, Giám đốc điều hành Công ty CP Xây dựng thương mại Thới Bình giải trình: Hiện nay tiến độ công trình có hai phần chính là nạo vét lòng hồ và đường quanh hồ. Nạo vét lòng hồ thì đã đạt gần 98%, còn phần đường quanh hồ và mái hồ còn vướng vấn đề nền đất yếu nên tăng cường gia cố giảm xói lở. Mặc dù khó khăn về nguồn cát nhưng đơn vị thi công vẫn đảm bảo đủ khối lượng cho công trình. Với lo ngại sụt lún mái hồ do diện tích lòng hồ rộng 60 ha tạo sóng rất lớn, đơn vị sẽ gia cố bằng thảm giỏ đá.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, thời gian qua tại một số vị trí khu vực mái hồ, bờ bao quanh hồ xuất hiện một số dấu hiện cho thấy mái hồ có nguy cơ bị sụt lún, trượt sâu và mất ổn định toàn bộ đường bờ bao kết hợp đường giao thông quanh hồ. Vì vậy cần phải điều chỉnh các thông số kỹ thuật như giảm cao trình mặt đất quanh hồ, tăng hệ số mái hồ, tăng chiều rộng lưu không, dời bờ bao, đường giao thông ra xa mép bờ hồ...

Các nội dung thay đổi dẫn tới điều chỉnh thiết kế cơ sở, điều chỉnh cơ cấu vốn. Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau đã rà soát lại quá trình và biện pháp thi công để tổng hợp trình gia hạn thời gian thi công gói thầu xây lắp số 67 hoàn thành trước ngày 30/4/2024.

Sau khi dự án hoàn thành sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 113.000 hộ dân tại huyện U Minh. Ảnh: Trọng Linh.

Sau khi dự án hoàn thành sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 113.000 hộ dân tại huyện U Minh. Ảnh: Trọng Linh.

Theo Sở NN-PTNT Cà Mau, từ những khó khăn vướng mắc nêu trên, trước mắt để có cơ sở nghiệm thu giải ngân khối lượng thi công đạt yêu cầu và tạo điều kiện cho nhà thầu có chi phí tập trung thi công tiếp, Sở đã kiến nghị UBND tỉnh và các bên liên quan điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng gói thầu xây lắp số 67 thuộc Tiểu dự án 8 đến ngày 22/10/2023.

Công trình hồ chứa nước ngọt là hạng mục thuộc tiểu dự án 8 “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm - rừng vùng ven biển tỉnh Cà Mau”, đây là dự án thuộc Dự án ICRSL, tọa lạc tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Dự án được đầu tư bằng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới (WB).

Hồ chứa nước ngọt lớn nhất tỉnh Cà Mau với tổng diện tích 102 ha, trong đó diện tích mặt thoáng hồ 60ha, dung tích hồ chứa 3,85 triệu m3 với kinh phí hơn 184 tỷ đồng. Sau khi dự án hoàn thành sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 113.000 hộ dân tại huyện U Minh. 

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm