| Hotline: 0983.970.780

Địa phương thứ hai ở vùng ĐBSCL công bố quy hoạch tỉnh

Thứ Ba 10/10/2023 , 10:55 (GMT+7)

Sóc Trăng Sau Long An, Sóc Trăng là địa phương thứ hai ở khu vực ĐBSCL công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 9/10, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; cùng đại diện các cơ quan của Quốc hội, lãnh đạo các Bộ, ban ngành trung ương và địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Kim Anh.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Kim Anh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái xác định, quy hoạch có vai trò vô cùng quan trọng, xác định tư duy, tầm nhìn, phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển. Đồng thời tạo ra cơ hội mới, năng lực sản xuất và giá trị cho từng quốc gia, từng vùng, từng địa phương trong thời kỳ quy hoạch.

Đối với tỉnh Sóc Trăng, Quy hoạch tỉnh là cơ sở để địa phương tiếp tục triển khai các định hướng chiến lược phát triển, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL theo Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị. Đồng thời gắn kết giữa Quy hoạch tỉnh, bảo đảm thống nhất với Quy hoạch Quốc gia, khắc phục hạn chế chồng chéo với các quy hoạch trước đây.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái xác định, Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng là cơ sở để địa phương triển khai các định hướng chiến lược phát triển, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái xác định, Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng là cơ sở để địa phương triển khai các định hướng chiến lược phát triển, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Sóc Trăng là 1/13 tỉnh thành của cả nước và 2/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch. Đây là căn cứ, định hướng, tiền đề để tỉnh hiện thực hóa khát vọng phát triển.

Đánh giá về tiềm năng lợi thế của tỉnh Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Sóc Trăng khẳng định, đây là nơi sản xuất lúa gạo, nuôi trồng xuất khẩu thủy sản lớn của cả nước. Bên cạnh đó, địa phương là nơi giao thoa văn hóa đặc sắc giữa 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Sóc Trăng hội tụ đủ tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển, khai thác nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, năng lượng sạch…

Tuy nhiên, địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế. Điển hình, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra, hạ tầng còn yếu, thiếu nguồn lực đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh còn thấp, tính hấp dẫn thu hút đầu tư chưa cao. Mặt khác, nhiều dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư nhưng không thu hút được doanh nghiệp, đời sống người dân nông thôn còn nhiều khó khăn. Từ đó, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Sóc Trăng khẩn trương tổ chức triển khai quy hoạch, trong đó, tập trung 5 nhiệm vụ trọng tâm.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Kim Anh.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Kim Anh.

Đầu tiên, Sóc Trăng cần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là tạo đột phá cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử. Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng để hấp dẫn nhà đầu tư. Đi đôi với hoạt động này là kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, từ thời điểm tìm hiểu, lập dự án đầu tư đến quá trình sản xuất kinh doanh. Quan trọng là kiểm soát chặt chẽ đánh giá tác động môi trường đối với các dự án.

Tiếp theo, Sóc Trăng cần huy động tối đa, sử dụng các nguồn lực đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng. Trong đó, ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông có ý nghĩa chiến lược kết nối Sóc Trăng với các tỉnh thành trên cả nước và quốc tế.

Đối với Dự án phát triển cảng Trần Đề thành cảng đặc biệt, cửa ngõ quan trọng của vùng ĐBSCL. Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để kêu gọi nhà đầu tư, đồng bộ hóa hạ tầng giao thông.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu địa phương tăng cường đào tạo cho đội ngũ cán bộ, nhất là lực lượng liên quan đến hoạt động xúc tiến, hỗ trợ đầu tư, phát triển doanh nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Cuối cùng là tập trung khơi dậy, phát huy cao độ các giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử. Chăm lo cho đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng, người yếu thế trong xã hội trên tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau.

Trước đó, ngày 25/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 995 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên cơ sở Quy hoạch tổng thể Quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt.

Trong đó, Sóc Trăng phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá của vùng ĐBSCL. Lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển, nông nghiệp hiện đại và bền vững. Hình thành cảng biển ngoài khơi cửa Trần Đề và có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại. Bên cạnh đó hệ thống đô thị phát triển theo hướng xanh, thông minh, bền vững; có đủ năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng, lĩnh vực nông nghiệp được tập trung phát triển theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các bon thấp. Ảnh: Kim Anh.

Theo Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng, lĩnh vực nông nghiệp được tập trung phát triển theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các bon thấp. Ảnh: Kim Anh.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, địa phương này định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các bon thấp. Ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu và thị trường tiêu thụ, du lịch sinh thái.

Hình thành vùng chuyên canh các mặt hàng chủ lực, thế mạnh của tỉnh như lúa gạo, hành tím Vĩnh Châu, cây ăn trái, dược liệu, bò thịt, bò sữa, gia cầm, tôm nước lợ, tôm càng xanh, Artemia…

Tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng xác định đưa địa phương trở thành khu vực phát triển động lực của vùng gắn với phát triển cảng biển Trần Đề. Đồng thời trở thành tỉnh có kinh tế phát triển khá của cả nước, vận hành theo phương thức chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Các ngành sản xuất, dịch vụ thông minh, kinh tế tuần hoàn.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan

Rạng sáng 15/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan.

Thi công hạ tầng hồ chứa nước lớn nhất miền Tây vượt tiến độ

Trà Vinh Dự án hạ tầng Hồ chứa nước Láng Thé, hiện đạt tiến độ thi công trên 15%, trong đó gói thầu số 34 đạt 34% khối lượng công việc.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Bí thư Quảng Ninh trăn trở việc dân, nghĩ cho doanh nghiệp

Song hành với việc tiếp công dân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đang tính bổ sung nội dung tiếp, giải quyết các vấn đề liên quan đến các tổ chức, doanh nghiệp.