| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả lợn Châu Phi rất nguy hiểm với các tỉnh phía Nam

Thứ Bảy 25/05/2019 , 15:30 (GMT+7)

Số lượng lợn bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi và phải tiêu hủy ở các tỉnh phía Nam tuy còn nhỏ, nhưng mức độ nguy hiểm rất cao. Đó ý kiến của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị Triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn (heo) Châu Phi các tỉnh phía Nam ngày 25/5.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đến nay, dịch tả lợn Châu Phi (ASF) đã xuất hiện tại 2.098 xã thuộc 265 huyện ở 42 tỉnh, TP trên cả nước, với tổng số 1,7 triệu con lợn bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. 

Ở các tỉnh phía Nam, ASF đã xuất hiện từ ngày 11/4, với một ổ dịch ở tỉnh Hậu Giang. Đến nay, dịch bệnh đã xảy ra tại 29 xã của 16 huyện thuộc 8 tỉnh phía Nam, gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang. Tổng số lợn mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy là 4.840 con, chiếm 0,08% tổng đàn lợn trong khu vực.

Bộ trưởng cho rằng số lợn đã mắc bệnh và phải tiêu hủy ở các tỉnh phía Nam tuy còn nhỏ, nhưng tính chất rất nguy hiểm. Vì ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ còn nhiều. Đây là vùng đất thấp trũng, lại đã bắt đầu vào mùa mưa, là điều kiện lý tưởng để ASF phát triển và khó khăn trong việc tiêu hủy, chôn lấp lợn bệnh.

Diễn tập lấy mẫu bệnh phẩm heo chết. Ảnh: LHV

Con đường lây lan của ASF rất phong phú, đa dạng và phức tạp. 13 tỉnh, TP khu vực ĐBSCL với đặc thù sông rạch chằng chịt, tốc độ lây lan sẽ rất nhanh. Dự báo thời gian tới, với điều kiện thời tiết như hiện nay, nguồn bệnh như thế này, tình hình sẽ rất phức tạp. Dịch bệnh sẽ phát triển nếu chúng ta không khống chế tốt. Khi ấy, những địa phương chưa hiện chưa có dịch sẽ xuất hiện dịch bệnh. Các hộ nuôi lớn sẽ bị dịch bệnh xâm nhập. Những nơi đã hết dịch bệnh sẽ xuất hiện dịch bệnh trở lại.

Vì vậy, an toàn sinh học (ATSH) là một biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay. Theo đó, các địa phương phải tiến hành xử lý môi trường tổng thế, an toàn sinh học triệt để từ hộ nhỏ đến hộ lớn. Đây là bài học rút ra từ thực tiễn. Ở đâu làm tốt ATSH thì hạn chế tốt dịch bệnh. Một là bệnh chưa đến, hoặc đến thì lây lan chậm, không phát triển ở những khu vực trọng điểm.

Bộ trưởng đề nghị các tỉnh, TP phía Nam tổng rà soát lại phương án phòng dập dịch của địa phương. Từng xã, từng huyện, từng tỉnh phải có phương án hoàn chỉnh trong tình hình mới, đúng theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, của Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN-PTNT. Các địa phương phải xây dựng kịch bản cho các cấp độ dịch bệnh để xử những con lợn mắc bệnh trong mọi tình huống xảy ra, nhất là với khu vực ĐBSCL.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.