| Hotline: 0983.970.780

Điểm sáng Tân Lập

Thứ Sáu 27/06/2014 , 08:15 (GMT+7)

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) đã huy động được cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực.

Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, Tân Lập là một trong những điểm sáng trong xây dựng NTM của Đầm Hà.

Bà Lê Thị Chức, Chủ tịch UBND xã Tân Lập, cho biết: Chúng tôi đã phát huy vai trò lãnh đạo của cấp uỷ từ xã xuống thôn, với tinh thần công khai dân chủ, địa phương tổ chức lấy ý kiến của các hộ dân, công khai những phần việc và nguồn kinh phí của Nhà nước và nhân dân đóng góp, do vậy công tác tổ chức huy động nguồn lực xây dựng NTM có nhiều chuyển biến, góp phần từng bước hoàn thành các tiêu chí của chương trình.

Công khai, dân chủ trong xây dựng NTM đã giúp cấp uỷ, chính quyền và người dân nơi đây khắc phục những khó khăn, huy động nguồn vốn xã hội hoá từ DN và cộng đồng dân cư. Đối với nhóm tiêu chí về hạ tầng KT-XH, xã ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình phục vụ đời sống dân sinh như hệ thống điện, đường, trường, trạm, nhà văn hoá, kênh mương nội đồng, bà con nhân dân đã tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí này bằng việc đóng góp ngày công lao động, hiến đất, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu.

Chỉ tính riêng trong năm 2013, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của xã là trên 3 tỷ đồng, trong đó vốn của Nhà nước trên 1 tỷ đồng, vốn của nhân dân và DN hỗ trợ trên 2 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này đã giúp địa phương hoàn thành trên 4km đường GTNT, xây dựng 2 nhà văn hoá thôn, đã có 70 hộ dân tham gia hiến 1.432m2 đất nông nghiệp, 1.586m2 đất vườn tạp và cây cối, hoa màu trị giá trên 300 triệu đồng, tham gia trên 500 ngày công lao động. Nhờ có sự chung sức đồng lòng của người dân, nhiều công trình NTM đã được hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KT-XH của địa phương.

Anh Phan Văn Trọng, ở thôn Tân Hợp, chia sẻ: Với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, bà con nhân dân trong thôn Tân Hợp đã tự nguyện hiến gần 1.000m2 đất nông nghiệp và nhiều cây cối hoa màu, đóng góp ngày công lao động để hoàn thành tuyến đường nội thôn dài 560m, con đường được hoàn thành, bà con đi lại rất thuận tiện.

Đối với nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức SX, việc triển khai nguồn vốn hỗ trợ SX nông, lâm, ngư nghiệp đã được thực hiện công khai, bà con được biết, bàn bạc, trên cơ sở ý kiến của người dân xã lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp hỗ trợ bà con phát triển SX. Năm 2013, xã đã hỗ trợ 14 hộ dân tham gia mô hình nuôi gà Đông Tảo với tổng nguồn vốn hỗ trợ 160 triệu đồng.

Cùng với đó, xã đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân phát triển SX theo hướng hàng hoá, đến nay trên địa bàn xã đã thành lập 1 HTX dịch vụ nuôi trồng thuỷ hải sản Đức Thịnh và 2 tổ hợp tác nuôi trồng nấm linh chi và SX đá lạnh. Đặc biệt, HTX Dịch vụ nuôi trồng thuỷ hải sản Đức Thịnh đã phát huy hiệu quả với 9 hộ dân tham gia, diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản 2.000m2 mặt nước biển, năng suất 40-50 tấn cá/năm, doanh thu năm 2013 đạt 2 tỷ đồng.

Nhờ thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển SX, thu nhập bình quân đầu người của xã Tân Lập năm 2013 đạt trên 17 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 1,87%. Hiện nay, xã đã hoàn thành 12/19 tiêu chí, 28/39 chỉ tiêu và Tân Lập đang đặt ra mục tiêu sẽ hoàn thành 14/19 tiêu chí vào cuối năm 2014, tạo tiền đề thuận lợi để xã phấn đấu về đích vào năm 2015.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Thái Nguyên có 240 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP

Trong số các sản phẩm OCOP của Thái Nguyên, có 155 sản phẩm đạt 3 sao, 83 sản phẩm đạt 4 sao và 2 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.