| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 26/08/2018 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 26/08/2018

Điên đúng… qui trình!

Gần đây, dư luận xôn xao bởi hiện tượng tâm thần (dân gian gọi là bệnh điên) rất … đúng qui trình, có giá 85 triệu đồng mà lực lượng chức năng vừa phát hiện.

Theo y học, tâm thần có các chứng như trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt, loạn tâm thần hưng - trầm cảm, rối loạn nhân cách và rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, ở ta lại xuất hiện một khái niệm mới mà y học thế giới chưa đặt tên: “Tâm thần… tham nhũng”.

Ảnh minh họa

Thật ra, bệnh này xuất hiện đã lâu. Cách đây mấy năm, khi còn là đại biểu Quốc hội, ông Đỗ Văn Đương từng bày tỏ rất nhiều vụ án tham nhũng sau khi khởi tố điều tra thì bị can, bị cáo bị bệnh tâm thần, phải chờ để giám định, hoặc bị đình chỉ khiến vụ án kéo dài.

“Tôi cho rằng loại tội phạm này thì không cần phải đi giám định tâm thần nữa”.

Ông Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện khi đó cũng phải kêu lên: “Tình hình này có vấn đề gì không, tâm thần thật hay là đối phó? Nhiều vụ chúng tôi thấy các bị can bị cáo tỉnh táo, hoành tráng lắm”.

Vì sao lại có loại bệnh “kỳ quái” này xuất hiện ở nước ta?

Giả thiết thứ nhất, có thể họ bị tâm thần nên mới tham nhũng hay nói cách khác, tham nhũng là hành vi của… người tâm thần!

Điều này có vẻ có lý bởi tham nhũng là dối trá, là xấu xa. Những người minh mẫn lại có chức, có quyền chả ai làm điều xấu xa đó cả. Vậy thì có lẽ đó là hình vi của một người không làm chủ được mình?

Chỉ băn khoăn một điều, người điên xưa nay thường coi tiền như… giấy lộn. Đưa cho họ có khi họ còn ném đi. Trong khi, ở đây thì ngược lại. Rồi không chỉ thế, để tham nhũng cũng không hề dễ, phải vượt qua hàng loạt “cửa ải” với chằng chịt những qui định mà nhiều người minh mẫn cũng khó mà làm được. Vậy mà lạ thay, những người này dù “mắc bệnh” vẫn… “luồn lách” nhoay nhoáy!

Giả thiết thứ hai, tham nhũng nên có nhiều tiền quá, hóa… tâm thần? Cái này cũng có thể bởi người xưa bảo “giàu quá hóa rồ”. Đây có lẽ là loại dịch bệnh “vì tiền hóa điên” chăng?

Giả thiết thứ ba, tham nhũng bị phát hiện nên “chạy tâm thần” để thoát tội?

Có lẽ, cần xây một bệnh viện dành riêng cho loại bệnh “điên đúng… qui trình” và tất nhiên, cần phải có cách trông coi riêng với những phác đồ điều trị độc đáo.

Và biết đâu, chúng ta lại là nơi duy nhất trên thế giới có hẳn một ngành y học chuyên nghiên cứu và điều trị căn bệnh này?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm