| Hotline: 0983.970.780

Điều gì tốt nhất cho người lao động, Hà Nội sẽ áp dụng

Thứ Năm 15/07/2021 , 09:23 (GMT+7)

Đó là chia sẻ của Giám đốc Sở LĐ-TB và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương về việc hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bạch Liên Hương chia sẻ về một số nội dung hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bạch Liên Hương chia sẻ về một số nội dung hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19.

 - Năm 2020, Hà Nội đã triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội cho nhiều nhóm đối tượng. Theo bà, quá trình triển khai chính sách này để lại kinh nghiệm gì?

- Các chính sách hỗ trợ trong năm 2020 được thực hiện theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9-4-2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19-10-2020 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 12-5-2020 của UBND thành phố Hà Nội cùng nội dung này. Từ cuối tháng 4-2020 đến tháng 5-2021, Hà Nội đã hỗ trợ cho tổng số 515.515 người, với số tiền hơn 608 tỷ đồng.

Thông qua việc triển khai chính sách, các cơ quan chức năng, trong đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội với vai trò chủ trì thực hiện, đã rút ra bài học sâu sắc: “Phải rõ tiêu chí, rõ đối tượng, thì nguồn lực hỗ trợ mới đến đúng người cần trợ giúp”.

Trên tinh thần đó, Hà Nội triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội năm 2021 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo nguyên tắc nhất quán: Điều gì tốt nhất cho người lao động, Hà Nội sẽ áp dụng, đồng thời đưa nguồn lực đến đúng đối tượng, tạo điểm tựa cho người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn.

- Bà có thể cho biết, Hà Nội đã triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động ra sao?

- Ngay sau khi nhận được Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thành lập tổ công tác và phân công trách nhiệm cho các thành viên. Các thành viên có trách nhiệm nghiên cứu chính sách, chủ động tham mưu, đề xuất các ý kiến để xây dựng kế hoạch triển khai cho phù hợp.

Sở cũng chủ động liên hệ với Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan để nghiên cứu dự thảo quyết định hỗ trợ của UBND thành phố. Hiện, nội dung dự thảo quyết định lần thứ nhất đã hoàn thành và được gửi đến các sở, ban, ngành chức năng, các địa phương lấy ý kiến góp ý. Chậm nhất đến cuối ngày 16-7, Sở sẽ tiếp thu ý kiến góp ý để hoàn thiện, sau đó trình UBND thành phố xem xét, ban hành.

Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, phản ánh và kiến nghị của người dân trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động và người sử dụng lao động.

- Vậy, căn cứ vào tiêu chí nào để xác định các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ từ gói an sinh xã hội?

- Điều kiện, tiêu chí, quy trình, thủ tục để triển khai chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP đã được quy định rõ tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, nên về cơ bản, Hà Nội sẽ khoanh vùng các đối tượng cần hỗ trợ theo định hướng của trung ương.

Riêng với các hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19, trước khi có Nghị quyết số 68/NQ-CP, Hà Nội đã thống nhất chủ trương hỗ trợ cho đối tượng này, do Cục Thuế thành phố Hà Nội chủ trì thực hiện. Để tránh trường hợp chồng chéo, trùng lặp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cùng ngành Thuế sẽ rà soát, sàng lọc, bảo đảm mỗi người chỉ nhận được một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.

Đối với nhóm lao động tự do, đối tượng ưu tiên đề xuất hỗ trợ là người lao động làm công việc tự do, bị ảnh hưởng về việc làm tại những địa bàn phải cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19 theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.

Cùng với đó là những người làm các công việc không có giao kết hợp đồng lao động tại những địa điểm, lĩnh vực có thời gian dài phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND thành phố và các địa phương (bán nước vỉa hè, cắt tóc, gội đầu, spa…). Người được hỗ trợ phải có hoàn cảnh khó khăn, không phải tất cả lao động tự do đều được hỗ trợ.

Điều này đồng nghĩa, có thể cùng là lao động tự do, nhưng người lao động ở địa bàn này sẽ nhận được mức hỗ trợ cao hơn địa bàn khác; địa phương này có nhiều lao động được hỗ trợ hơn các địa phương khác. Tiêu chí, điều kiện xác định đối tượng thụ hưởng ở các địa phương có thể cũng khác nhau.

Xin cảm ơn bà!

Xem thêm
Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất 4 chương trình hành động thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Tại Diễn đàn Hợp tác Pháp ngữ trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất 4 chương trình hành động, giải quyết thách thức toàn cầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...