| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 28/09/2011 , 09:10 (GMT+7)

09:10 - 28/09/2011

DN FDI và câu chuyện lỗ giả, lãi thực

Từ việc kiểm tra gần 500 DN FDI báo lỗ, cơ quan chức năng đã kết luận hơn 3.600 tỷ đồng báo lỗ không đúng thực chất...

Báo giới trong nước được một phen “giật mình” khi Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn thông báo bên lề một cuộc hội thảo mới đây về chính sách thuế cho DN.

Theo ông Tuấn thì từ việc kiểm tra gần 500 DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) báo lỗ, cơ quan chức năng đã kết luận hơn 3.600 tỷ đồng báo lỗ không đúng thực chất, tăng thu ngân sách khoảng 1.200 tỷ đồng.

Thực ra, việc các DN FDI có dấu hiệu “chuyển giá”, tức là liên tục báo lỗ tại Việt Nam và chuyển lợi nhuận về Cty mẹ ở nước ngoài, nơi có thuế suất thấp hơn để đóng thuế, đã được cảnh báo từ lâu. Tuy nhiên, chưa có cơ quan quản lý Nhà nước nào, mà cụ thể nhất ở đây là Bộ Tài chính đưa ra giải pháp loại trừ hữu hiệu.

Động thái mới nhất để ngăn chặn là việc đầu năm nay, cơ quan này quyết định kiểm tra 82 DN FDI thường xuyên báo lỗ. Ngay sau khi danh sách được công bố, nhiều DN đã báo lãi. Ngạc nhiên đến khó hiểu!

Nghịch lý là trong nhiều năm nay, có đến 40-60% DN FDI kêu lỗ liên tục, thậm chí còn lỗ nặng. Ấy vậy mà nhiều DN vẫn không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Cá biệt, có DN FDI ở Bình Dương, sau 5 năm báo lỗ đến 50% vốn chủ sở hữu, lại mở rộng quy mô DN lên 300%. Thực trạng này như một “điệp khúc” không chỉ tái diễn một vài năm, mà kéo dai dẳng cả chục năm nay.

Chẳng cần có con mắt “nghiệp vụ” sắc sảo gì, cách đây chừng 10 năm, một lãnh đạo Cục thuế TP.HCM đã nghi ngờ có dấu hiệu gian lận khi gần một nửa DN FDI ở TP công bố bị thua lỗ. Vậy tại sao Bộ Tài chính và ngành thuế không “ra tay” ngay, ngoại trừ một số cuộc điều tra số lượng nhỏ DN bị nghi ngờ? Phải chăng vì họ quá giỏi, quá nhiều chiêu “tinh vi” biến lỗ giả thành lãi thật để qua mặt ngành thuế?

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc chuyển giá của DN FDI qua mặt cơ quan thuế chẳng khác nào "con voi chui qua lỗ kim". Thực ra, “võ công” của họ không đến mức… thâm hậu gì, có thể “bắt bài” được ngay. Đó là khai khống chi phí đầu tư ban đầu, giá nguyên liệu, vật tư NK và khai thấp giá XK để chuyển giá ra nước ngoài.

Trước đó, Bộ Tài chính dự kiến sẽ kiểm tra 700 DN FDI từng báo lỗ trong năm 2010, nhằm phát hiện và ngăn chặn tình trạng báo lỗ giả để trốn thuế thu nhập DN. Nếu cuộc “ra quân” này thắng lợi, hy vọng ngân sách Nhà nước sẽ thu được thêm hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế. Tuy vậy, tới thời điểm này, việc “sờ gáy” 700 DN báo cáo lỗ mới chỉ là “ý định” của Bộ Tài chính. Dư luận cho rằng, ngay cả khi ý định đó được thay bằng hành động thì cũng là quá muộn màng.

Những DN FDI gian dối biến lỗ thành lãi, chẳng những không mang lợi ích gì cho kinh tế nước ta, mà còn gây thất thu khoản thuế lớn và để lại nhiều hậu quả tai hại. Họ dễ dàng “qua mặt” cơ quan quản lý nhà nước biến lỗ thành lãi vì lọt qua “lỗ hổng” quản lý của ngành tài chính.

Việt Nam đã mở cửa thu hút DN FDI từ hơn chục năm nay. Với việc phát hiện hàng nghìn tỷ đồng trốn thuế chỉ trong thời gian ngắn, thì từ trước đến nay, con số thất thoát sẽ là bao nhiêu? Câu hỏi này chắc chắn không trả lời được. Nhưng câu chuyện, bao giờ lỗ hổng quản lý này được khỏa lấp, chẳng lẽ cơ quan quản lý nhà nước cũng chấp nhận nhắm mắt, bó tay?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm