| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT dâng hương tại Phủ Chủ tịch và Khu di tích Quốc gia Bộ Canh nông

Thứ Bảy 14/01/2023 , 19:21 (GMT+7)

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành nông nghiệp luôn khắc ghi những công lao to lớn của các thế hệ đi trước và những ân nghĩa sâu đậm của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang.

Ngày 14/1, để tưởng nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và triển khai kế hoạch công tác năm 2023, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn cán bộ tới dâng hương, thực hiện nghi thức thả cá tại Ao cá Bác Hồ và gặp mặt Ban quản lý Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ Chủ tịch.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và đoàn cán bộ thực hiện nghi thức thả cá tại Ao cá Bác Hồ, trong Khu di tích Phủ Chủ tịch. Ảnh: Trung Quân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và đoàn cán bộ thực hiện nghi thức thả cá tại Ao cá Bác Hồ, trong Khu di tích Phủ Chủ tịch. Ảnh: Trung Quân.

Cùng ngày, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với Sở NN-PTNT Tuyên Quang tổ chức Lễ dâng hương tại Khu di tích Quốc gia Bộ Canh nông, thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) nhân dịp đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu di tích Quốc gia Bộ Canh nông là nơi ở và làm việc của các vị lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Bộ Canh nông trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (từ năm 1952 đến 1954).

Tại nơi đây, dưới sự đùm bọc, chở che của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, cán bộ Bộ Canh nông đã vượt qua muôn vàn gian khó, luôn đoàn kết, không ngừng sáng tạo để tham mưu cho Chính phủ kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và phát động các phong trào thi đua “tăng gia sản xuất” phục vụ công cuộc kháng chiến kiến quốc giành thắng lợi.

Đặc biệt là việc đề ra những chủ trương, xây dựng và hướng dẫn nông dân cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất cây trồng, giảm bớt thời gian canh tác và công lao động; làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh lây nhiễm trong gia súc, gia cầm; vận động nhân dân ăn ở vệ sinh đảm bảo sức khỏe. Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, Nhà nước đã chuyển Bộ Canh nông từ tỉnh Tuyên Quang về Thủ đô Hà Nội.

Theo Phó Chánh Văn phòng Bộ NN-PTNT Đặng Duy Hiển, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển đã qua, chúng ta luôn tự hào về những thành tựu mà ngành NN-PTNT đã đạt được; tự hào về những đóng góp của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ, ngành qua các thời kỳ; tự hào về những công lao to lớn của hàng triệu bà con nông dân, các doanh nhân nông nghiệp... đã góp phần tạo nên sự thay đổi vượt bậc của nông nghiệp, nông thôn nước nhà trong những năm qua; xây dựng ngành nông nghiệp thực sự trở thành nền tảng, trụ đỡ cho kinh tế-xã hội phát triển.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến dâng hương tại Khu di tích Quốc gia Bộ Canh nông, thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Ảnh: Trung Quân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến dâng hương tại Khu di tích Quốc gia Bộ Canh nông, thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Ảnh: Trung Quân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ: Năm 2022, mặc dù ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như: Biến đổi khí hậu; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp; giá các loại vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao; tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động; xung đột Nga–Ukraine... Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm, thực hiện đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các giải pháp và đổi mới tư duy, ngành nông nghiệp vẫn đạt được những thành quả rất đáng tự hào.

Giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp đạt 3,36%, đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 53,22 tỷ USD (tăng 9,3% so với năm 2021); thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD, chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất siêu của toàn nền kinh tế.

Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến bày tỏ tin tưởng: Mặc dù bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước, nhiệm vụ đặt ra cho ngành NN-PTNT hết sức nặng nề với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Tuy nhiên, với truyền thống lịch sử vẻ vang của ngành; sự nỗ lực phấn đấu, chủ động, đoàn kết và sáng tạo của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành nông nghiệp cùng với bà con nông dân, HTX, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng… sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành nông nghiệp luôn khắc ghi những công lao to lớn của các thế hệ đi trước và những ân nghĩa sâu đậm của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Trung Quân.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành nông nghiệp luôn khắc ghi những công lao to lớn của các thế hệ đi trước và những ân nghĩa sâu đậm của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Trung Quân.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành luôn khắc ghi những công lao của các thế hệ đi trước và những ân nghĩa sâu đậm của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Đây là động lực to lớn để thế hệ hôm nay tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh 'Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh'".

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

3 cháu bé tử vong do sạt lở đất ở Ba Vì

Bức tường khu vui chơi tại thôn 6 xã Ba Trại (Ba Vì, Hà Nội) bất ngờ bị đất đá sạt lở làm đổ, đè trúng 3 cháu bé, khiến các nạn nhân tử vong.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm