| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp là 'sức khỏe' ngành thủy sản

Thứ Tư 21/09/2022 , 22:52 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT kêu gọi hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tăng cường liên kết với cơ quan quản lý để đưa ngành thủy sản lên một tầm cao mới.

BATH5393

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cam kết đồng hành, hỗ trợ hiệp hội ngành hàng, nhằm phát huy sức mạnh tập thể. Ảnh: Bá Thắng.

Tại cuộc họp giữa Bộ NN-PTNT với 9 hội và hiệp hội ngành thủy sản diễn ra chiều 21/9, các đại biểu đề nghị tăng cường liên kết với cơ quan quản lý nhà nước, nhằm tạo động lực đưa ngành thủy sản lên tầm cao mới. 

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội Nuôi biển và ông Võ Quang Huy, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh cùng đề xuất xây dựng ngành thủy sản thành chỉnh thể thống nhất. Trong đó, các hiệp hội ở Trung ương và địa phương nghiên cứu phương án thành lập Liên đoàn Thủy sản Việt Nam hay Liên hiệp Hội Thủy sản Việt Nam.

"Chúng tôi có doanh nghiệp nuôi biển và các hộ nuôi biển nhưng đầu ra rất cần doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nếu lập được liên đoàn, chuỗi giá trị ngành hàng được hình thành. Đồng thời, trách nhiệm của quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và ngư dân được định rõ", ông Dũng nói.

Cùng với đó, ông Dũng đề xuất xây dựng liên kết 6 nhà gồm: Nhà nước quản lý quy hoạch vùng nuôi và đầu tư hạ tầng; Nhà khoa học nghiên cứu thực tế và đưa ra sản phẩm; Ngân hàng đầu tư tín dụng, bảo hiểm cho mặt hàng thủy sản; Doanh nghiệp cung ứng đảm bảo ổn định nguyên liệu đầu vào; Ngư dân tăng cường tiếp cận khoa học công nghệ, nguồn vốn; Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hỗ trợ đầu ra.

Ông Chu Hồi, Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam bày tỏ mong muốn, có những cam kết cụ thể để thúc đẩy hợp tác. Ông Hồi lấy ví dụ về hợp tác với Tổng cục Thủy sản hoặc từng lĩnh vực ngành hàng thủy, qua đó chi tiết hóa sản phẩm một cách định kỳ. Bộ NN-PTNT, Tổng cục Thủy sản giữ vai trò giám sát thực hiện, trước khi có phương hướng huy động nguồn lực.

Các hiệp hội ngành hàng sẽ quyết định năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản nói chung và doanh nghiệp nói riêng. 

Các hiệp hội ngành hàng sẽ quyết định năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản nói chung và doanh nghiệp nói riêng. 

Coi hiệp hội như cánh tay nối dài của cơ quan quản lý, bà Trần Thị Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam nhấn mạnh việc tăng cường năng lực ở các khâu mà ngành thủy sản có lợi thế cạnh tranh. Với riêng ngành nước mắm, bà Dung hy vọng có thêm cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thương hiệu.

Lắng nghe ý kiến các đại biểu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đồng tình, rằng việc phối hợp giữa các hiệp hội với Bộ là rất quan trọng, không chỉ ở khía cạnh huy động nguồn lực mà còn là để cùng nhau giải quyết những khó khăn, đồng thời phát huy hết tiềm năng lợi thế của ngành thủy sản theo hướng bền vững.

"Các hiệp hội ngành hàng sẽ quyết định năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Sức khỏe của ngành là doanh nghiệp, vì thế phải cảm nhận rõ hơi thở của doanh nghiệp đang như nào", Thứ trưởng nói. 

Cam kết sẵn sàng đồng hành, tháo gỡ mọi khó khăn cho hiệp hội, doanh nghiệp, lãnh đạo Bộ NN-PTNT hy vọng các bên liên quan sẽ chủ động tạo dựng, duy trì hệ sinh thái giữa hiệp hội ngành hàng và người dân, giúp phản ánh tiếng nói chung của ngành, cũng như quyền lợi cho từng thành viên.

Buổi làm việc chiều 21/9 mang tính chất khởi đầu cho công cuộc xây dựng liên kết giữa cơ quan quản lý với hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp. Do đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến muốn "sợi dây" này ngày càng bền chặt, và được thể hiện rõ qua chiến lược, kế hoạch hành động thời gian tới. Trước mắt, các bên cần giúp đỡ nhau nhận diện rõ khó khăn thách thức để cùng tháo gỡ, nhất là khi nhiều mối nguy về bất ổn địa chính trị, biến đổi khí hậu ngày càng có xu thể lan rộng trên thế giới.

"Xây dựng và phát triển chuỗi giá trị thủy sản là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập và là nhân tố quan trọng để thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, giúp ngành thủy sản tái cơ cấu thành công theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thừa nhận vai trò của doanh nghiệp, nhưng Thứ trưởng cũng lưu ý các hiệp hội sớm có phương án nâng cao nhận thức cho thành viên khi tham gia liên kết chuỗi, tăng cường cung cấp thông tin thị trường và chia sẻ cơ hội kinh doanh.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân nhận xét, doanh nghiệp giữ vai trò dẫn dắt hoạt động của chuỗi thông qua các cam kết về giá bán và giá thu mua nguyên liệu theo tín hiệu của thị trường. Chính vì vậy, ông Luân đề nghị các hiệp hội đưa ra những phương án mang tính toàn diện để chuỗi liên kết ngành thủy sản được bền vững.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.