| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp, người dân thực hiện ứng dụng nào khi tham gia các hoạt động?

Thứ Năm 30/09/2021 , 14:11 (GMT+7)

Các doanh nghiệp phải thực hiện dán mã QR để kiểm soát người ra/vào tại đơn vị. Người dân khi tham gia giao thông phải sử dụng ứng dụng (app) Y tế HCM.

Liên quan đến việc người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM cần khai báo qua ứng dụng (app) nào để ra đường, hoạt động từ 1/10, tại buổi họp báo ngày 30/9, Phó Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông (TT-TT) TP.HCM Võ Thị Trung Trinh cho hay, trang website https://antoan-covid.tphcm.gov.vn được TP.HCM lập ra để các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký (trực tuyến) để lấy mã QR của đơn vị mình.

"Trang này sẽ được đưa vào hoạt động trong hôm nay khi Chỉ thị mới của TP.HCM chính thức được ký và có hiệu lực", bà Trinh thông tin.

Ứng dụng PC-Covid của Chính phủ chính thức hoạt động trong hôm nay. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ứng dụng PC-Covid của Chính phủ chính thức hoạt động trong hôm nay. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Cũng theo bà Võ Thị Trung Trinh, đối với mã QR này có lộ trình thực hiện từ nay đến hết ngày 15/10.

"Tại các địa điểm của các trụ sở đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sẽ dán mã QR và tổ chức các bộ phận kiểm tra những người đi đến liên lạc công tác với đơn vị. Điều này giúp cho việc giám sát yếu tố dịch tễ đối với người đến/đi tại đơn vị. Thông qua ứng dụng cũng có thể giám sát được cả người có đủ điều kiện được tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh theo bộ tiêu chí của Thành phố hay không. Đây là sự kết hợp ứng dụng công nghệ", Phó Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM Võ Thị Trung Trinh nói rõ.

Đối với người dân, bà Trinh cho biết, người dân sẽ sử dụng ứng dụng (app) Y tế HCM để thực hiện khi đi giao dịch tại các địa điểm trên địa bàn TP.HCM, sau đó thông tin này sẽ được chuyển lên ứng dụng dùng chung của Chính phủ là PC-Covid.

Phó Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông (TT-TT) TP.HCM Võ Thị Trung Trinh. Ảnh: T.N.

Phó Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông (TT-TT) TP.HCM Võ Thị Trung Trinh. Ảnh: T.N.

"Sáng nay, ứng dụng PC-Covid của Chính phủ đã chính thức đi vào hoạt động. TP.HCM sẽ dùng chung một ứng dụng với Chính phủ là PC-Covid. Theo lộ trình, cùng với Bộ TT-TT, Sở TT-TT TP.HCM chuyển hết người sử dụng theo ứng dụng Y tế HCM vào PC-Covid. Như vậy, chúng ta sẽ có một ứng dụng dùng chung trong công tác phòng chống Covid. Sau đó, ứng dụng Y tế HCM trở thành một tiện ích trong PC-Covid.

Theo bà Trinh, trong ứng dụng Y tế HCM có chứa thông tin lịch sử tiêm chủng, hoặc F0 đã khỏi bệnh. Như vậy, những F0 khỏi bệnh, có đầy đủ thông tin trên ứng dụng, đủ điều kiện tham gia một số hoạt động sản xuất kinh doanh của Thành phố.

"Quan điểm của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch, liên quan đến công tác phòng chống dịch các địa phương vẫn tiếp tục giữ lại thực hiện. Như trong ứng dụng Y tế HCM có tính năng theo dõi và hỗ trợ chăm sóc F0 đang điều trị tại nhà, hoặc thông tin các F0 đang điều trị tại các bệnh viện điều trị Covid-19. Tính năng sẽ được giữ lại trong ứng dụng chung PC-Covid", bà Trinh giải thích.

Người dân TP.HCM sử dụng ứng dụng Y tế HCM để thực hiện khai báo khi đi giao dịch sau ngày 30/9. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Người dân TP.HCM sử dụng ứng dụng Y tế HCM để thực hiện khai báo khi đi giao dịch sau ngày 30/9. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bà Võ Thị Trung Trinh cho biết, khi người dân cài đặt ứng dụng PC-Covid, nhập các thông tin đầy đủ (số điện thoại, họ tên, năm sinh...) thì dữ liệu từ ứng dụng Y tế HCM tự động chuyển thông tin người dân sang.

Hiện TP.HCM có gần 1,5 triệu người sử dụng ứng dụng Y tế HCM và có 27.429 đơn vị đã triển khai ứng dụng Y tế HCM để kiểm soát các hoạt động ra/vào. "Cơ sở dữ liệu liên quan đến tờ khai y tế hiện nay có 52 triệu tờ khai, đây là một lượng dữ liệu rất lớn của TP.HCM trong chiến lược sắp tới phòng chống dịch sẽ có một kho dữ liệu lớn để tích hợp toàn bộ dữ liệu trong công tác phòng chống dịch. Trong đó, dữ liệu của Y tế HCM chứa nhiều yếu tố dịch tễ, giúp cho việc truy vết nhanh".

Làm rõ hơn về vấn đề này, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP.HCM cho biết, về cách thức kiểm soát lưu thông theo Chỉ thị mới của UBND TP.HCM, sẽ không sử dụng giấy đi đường nữa, tạo điều kiện cho người dân đủ điều kiện thì được lưu thông.

Tuy nhiên, ông Quang cho biết, Công an TP.HCM vẫn duy trì 12 chốt chính giáp ranh với các tỉnh và 39 chốt phụ ở các quận, huyện giáp ranh với tỉnh.

"51 chốt này sẽ phối hợp với công an các địa phương lân cận để kiểm soát việc ra vào TP.HCM. Còn tất cả các chốt nội đô thì sẽ giải tỏa hết. Tuy nhiên, Công an TPHCM vẫn duy trì việc kiểm soát, từng bước sang một "trạng thái bình thường mới". Để đảm bảo an toàn cho người dân, Công an TP.HCM sẽ tăng cường kiểm soát đột xuất một cách ngẫu nhiên 24/24 trên đường để đảm bảo an toàn cho người dân", ông Quang cho hay.

Do đó, Phó Giám đốc Công an TP.HCM đề nghị người dân trước khi ra đường phải khai báo y tế trên ứng dụng VNEID và khai báo lấy mã QR code từ ứng dụng Y tế HCM (đến khi ứng dụng PC-Covid chính thức đưa vào hoạt động).

Tuy nhiên, nếu người dân không có cài được các ứng dụng thì có thể đưa các loại giấy như giấy tiêm chủng (ít nhất 1 mũi), hoặc F0 đã khỏi bệnh (dưới 160 ngày).

Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP.HCM. Ảnh: T.N.

Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP.HCM. Ảnh: T.N.

"Công an TP.HCM tạo điều kiện để người dân lưu thông thuận lợi nhất, tránh ùn ứ. Đối với các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm việc kiểm soát người ra/vào bằng mã QR. Công an TP.HCM có thể thành lập một số chốt lưu động để kiểm tra và tổ chức kiểm tra cả test nhanh y tế nếu thấy cần thiết đối với người đi đường", ông Quang lưu ý.

Đối với người dân muốn di chuyển từ TP.HCM về các tỉnh thành, ông Quang lưu ý, không tự ý di chuyển. "Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm đối với những trường hợp muốn thông chốt", ông Quang nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình, mỗi tỉnh, thành có mức độ phủ vacxin phòng Covid-19 khác nhau và tình hình dịch bệnh khách nhau. Do đó, TP.HCM duy trì các chốt giáp ranh để kiểm soát, hạn chế và không cho người dân tự phát đi xe máy liên tỉnh nhằm đảm bảo sức khỏe của người dân và an toàn phòng chống dịch. “Trong nội thành, sau ngày 30/9 TP.HCM sẽ không ngăn hàng rào, nhưng sẽ có trạm, chốt lưu động để kiểm tra, hạn chế người dân ra đường không cần thiết”, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình nói.

Liên quan đến người dưới 18 tuổi có được lưu thông trên đường hay không, bà Trung Trinh cho hay, người dưới 18 tuổi sẽ thực hiện khai báo y tế điện tử và sẽ thực hiện khai báo tại các điểm đến.    

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình giải thích thêm, người dưới 18 tuổi là người đang đi học, trong khi đó, hiện TP.HCM chưa học trực tiếp mà học online. “Nếu không có việc cần thiết thì người dưới 18 tuổi không nên ra đường. Các em cũng chưa được tự lái xe, chưa được tiêm vacxin phòng Covid-19, nên phụ huynh cần thận trọng không cho các em được tự ý ra đường”, ông Bình lưu ý.

Trong trường hợp người dân đi khám chữa bệnh bằng xe cấp cứu thì đi được qua các trạm chốt; nếu đi khám chữa bệnh liên tỉnh thì cần có giấy đề nghị và nên đi bằng xe của bệnh viện, hoặc xe có đăng ký theo quy định chứ không đi xe cá nhân.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Xuất khẩu nông sản 4 tháng đạt hơn 19 tỷ USD

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, do có sự chuẩn bị, dự báo chính xác nên 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt hơn 19 tỷ USD (tăng hơn 23%).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đội Bình nghĩa sĩ Hà thành muôn thuở chẳng phai mờ

Ông Đặng Đình Tân - nguyên Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ cho biết, để ghi công cụ Đội Bình, tổng Đại Bối đổi tên thành tổng Đội Bình, nay là xã Đội Bình.