| Hotline: 0983.970.780

Đổi đời từ nuôi bò thịt

Thứ Tư 03/03/2010 , 10:34 (GMT+7)

Những năm gần đây nhiều hộ gia đình xã Minh Châu, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã bắt đầu ăn nên làm ra, có của ăn của để nhờ phong trào chăn nuôi bò thịt.

Mười năm về trước người dân xã Minh Châu, huyện Ba Vì (Hà Nội) vẫn sống trong cảnh khó khăn, đói nghèo, lạc hậu. Những năm gần đây nhiều hộ gia đình đã bắt đầu ăn nên làm ra, có của ăn của để nhờ phong trào chăn nuôi bò thịt.

Chúng tôi ghé thăm trang trại nuôi bò của anh Phương Văn Trường (sinh 1959) - người tiên phong chăn nuôi và phát triển đàn bò với quy mô lớn nhất xã. Để có được cơ ngơi như bây giờ, anh Trường đã trải qua những tháng ngày vất vả. Anh tâm sự: Trước kia vợ chồng anh đi làm thuê: cuốc đất, kéo xẻ, buôn chuối tiêu, nuôi heo nái nhưng thua lỗ triền miên... cái nghèo cứ bám riết. Năm 1986, bằng số tiền tích góp được anh đầu tư mua cặp bò giống đầu tiên. Đến năm 2000 anh nâng số lượng bò lên 20 con. Ban đầu kinh nghiệm chăn nuôi chưa có nên đàn bò của anh cứ gầy rộc, hóp bụng, không bán được con giống, bò thịt, trong khi đó vẫn phải bỏ vốn để mua thức ăn chăm sóc đàn bò.

Cơ may đã đến với anh, năm 2004 khi xã có chính sách hỗ trợ giá mỗi con 2 triệu đồng cho người chăn nuôi bò. Với quyết tâm làm giàu, anh bàn với vợ: Muốn có lãi phải mở rộng quy mô chăn nuôi. Nói là làm, anh vay vốn ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại với diện tích 200 m2 và nâng số đàn bò trong trại lên 80 con.

Anh Trường cho biết: Vào thời điểm khó khăn, những năm 2005-2006 bò giống rớt giá từ 18-20 triệu đồng/con xuống còn 2 triệu đồng/con. Không bán được, nhiều gia đình không đủ trang trải nguồn thức ăn phải bán con giống, hoặc mổ thịt thì anh Trường vẫn kiên quyết giữ đàn bò và tin tưởng có ngày thị trường sẽ ổn định trở lại. Trời không phụ công người, vượt qua giai đoạn khó khăn, giá cả bò giống nhích lên, đến nay trang trại anh đã có gần 100 con bò các loại.

Trang trại của anh rộng 15 ha, hệ thống kho, chuồng khang trang, thoáng mát. Anh Trường cho biết: Đàn bò nuôi theo phương pháp thả rông ở một bãi thả riêng. Để tạo nguồn thức ăn anh trồng thêm 2 ha cỏ sữa, 3 ha chuối tiêu và 1 ha ngô. Điều quan trọng là phải biết chăm sóc, phòng bệnh cho đàn bò. Nguồn nước uống phải bảo đảm thường xuyên. Mùa nóng phải có bóng mát trong vườn, mùa đông khi trời mưa gió thì không thả, trời lạnh phải thắp bóng điện hoặc đắp chăn bông cho bò. Nhờ đó đàn bò của anh liên tục sinh trưởng và cho tiêu thụ đều đặn.

Mỗi đợt anh bán đi vài con đến vài chục con bò thịt cộng với bán bò giống, thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Số tiền có được từ chăn nuôi bò một mặt anh quay vòng con giống mặt khác đầu tư cho con cái ăn học, xây dựng nhà cửa. Trong ngôi nhà 3 tầng với đầy đủ tiện nghi, anh cho biết: Nhờ con bò thịt cả đấy. Không chỉ tự làm giàu cho mình anh còn giúp đỡ bà con trong xã vay vốn bằng tiền mặt hoặc bằng con giống. Ngoài ra anh còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động và 20 lao động mùa vụ với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng.

Hiện nay toàn xã Minh Châu có khoảng 3.000 con bò. Nhờ chăn nuôi bò bộ mặt đời sống nông dân trong xã ngày một cải thiện, cuộc sống thay đổi hẳn.

Xem thêm
Heo hơi tăng giá, người nuôi lãi 2 triệu đồng/tạ

BẾN TRE Heo hơi xuất bán tại chuồng ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đang có giá từ 64 - 67 nghìn đồng/kg, tăng 4 - 7 nghìn đồng/kg so với cách đây 1 tháng.

Xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật rộng đường

TÂY NINH Ngày 18/5, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị.

Tập huấn giúp nông dân bớt mông lung về canh tác lúa giảm phát thải

CẦN THƠ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai tập huấn cho nông dân tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao về giải pháp kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải.

Tiền Giang tôn vinh nhiều trí thức tiêu biểu lĩnh vực khoa học và công nghệ

Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu, kết thúc và trình ban hành quyết định công nhận 20 nhiệm vụ, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 10 nhiệm vụ.