| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai: Chính quyền xã cắm biển cảnh báo rủi ro phân lô bán nền

Thứ Hai 12/08/2019 , 08:59 (GMT+7)

Mấy năm gần đây, cơn sốt đất lan rộng khắp tỉnh Đồng Nai, khiến chính quyền các cấp rất vất vả trong việc ứng phó. Hiện tại, điểm nóng của các giao dịch đang rơi vào xã An Viễn, huyện Trảng Bom.

12-34-14_5
Tấm biển “thông báo” của xã An Viễn.

Hàng chục công ty địa ốc tại TP.HCM đang đưa ra những quảng cáo cực kỳ hấp dẫn để lôi kéo khách hàng đầu tư đất nền tại An Viễn như “chỉ cách cầu Sài Gòn 30 phút lái xe”, “gần khu công nghiệp lớn”, “khả năng sinh lợi cao”… Những lời chào mời kiểu ấy khiến xã An Viễn nườm nượp kéo đến tham quan và chính quyền cơ sở phải căng thẳng giải quyết các rắc rối.

Xã An Viễn có diện tích tự nhiên khoảng 22,2 km2 với mật độ dân cư thưa thớt. Vốn là xã thuần nông, ngoài chăn nuôi nhỏ lẻ, phần lớn đất đai ở xã An Viễn trồng cao su và điều.

Thế nhưng, khi con đường nhựa thênh thang có tên gọi Đường Xử Lý Chất Thải Rắn được hình thành như một tuyến tránh Quốc lộ 51, và khu công nghiệp Giang Điền được xây dựng với kế hoạch di chuyển 12 ngàn công nhân ở khu công nghiệp Biên Hòa 1 về đây, thì mọi sinh hoạt ở xã An Viễn nháo nhào lên.

Ông Trịnh Viết Phương – Chủ tịch xã An Viễn cho biết: “Xã Tam Phước thuộc thành phố Biên Hòa giáp ranh với chúng tôi đã nâng cấp lên phường Tam Phước, nên những kẻ môi giới địa ốc không gọi An Viễn là đất nông nghiệp của Trảng Bom mà gọi là khu dân cư của Biên Hòa. Tôi là dân bản địa mà cũng chóng mặt với cách người ta thổi giá đất ở đây. Bà con quanh năm lam lũ, bỗng dưng thấy mình ngủ trên đống vàng, nên cũng đua nhau phân lô bán nền. Nhìn những vườn cây lâu năm bị chặt hạ không thương tiếc, tôi buồn lắm!”.

Ông Trịnh Viết Phương – Chủ tịch xã An Viễn.

Xã An Viễn có hai cán bộ địa chính, suốt ngày phải chạy tới chạy lui khắp 6 thôn để giám sát tình hình. Chỉ trong vòng 1 tháng vừa qua, đã có 4 trường hợp tự ý phân lô bán nền bị phát hiện và xử lý. Không chỉ làm đường rải đá, có hộ dân còn được nhà đầu tư đặt cọc để làm đường láng nhựa trị giá hàng tỷ đồng băng ngang qua mảnh đất rộng gần 2ha. Cán bộ địa chính Lê Văn Lộc chia sẻ: “Đây là kiểu bắt chước công ty địa ốc Alibaba. Cứ làm đường trái phép, rồi xẻ đất ra để phân lô bán nền!”.

Các giao dịch xin tách thửa và đổi chủ sở hữu tại xã An Viễn tăng vọt gần đây. Cũng có không ít tranh chấp xảy ra, khi người mua biết được đã bị lừa bán đất nông nghiệp không thể cất nhà. Để ngăn chặn những vụ phân lô bán nền phá vỡ quy hoạch và gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, chính quyền xã An Viễn đã cắm biển cảnh báo khắp nơi, ghi rõ: “Nghiêm cấm mọi hành vi làm đường, phân lô trái phép trên đất nông nghiệp. Nghiêm cấm mọi hành vi xây dựng công trình trên đất nông nghiệp. Đề nghị không giao dịch mua bán đất đai bằng hình thức giấy tay, vi bằng…”.

12-34-14_2
Một vụ làm đường để phân lô bán nền bị xử lý trả lại hiện trạng ban đầu.

Ông Trịnh Viết Phương nhấn mạnh: “Chúng tôi đã cắm biển ở tất cả các thôn và theo dõi rất chặt chẽ. Bất kỳ ai sai phạm sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật. Mấy năm qua, giá cao su và giá điều bấp bênh cũng ảnh hưởng đến đời sống của bà con. Chúng tôi ủng hộ sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, nhưng kiên quyết không cho phân lô bán nền trái phép trên đất nông nghiệp!”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm