| Hotline: 0983.970.780

Làm thế nào để phát huy vai trò của Trung tâm Dịch vụ việc làm?

Thứ Sáu 06/11/2020 , 18:15 (GMT+7)

Hiện nay, công tác đào tạo dạy nghề cho lao động thất nghiệp (LĐTN) tại nhiều địa phương còn gặp khó khăn, nhất là khu vực miền núi phía Bắc.

Ngày 6/11, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) diễn ra Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư số 28 ngày 31/7/2015 về Bảo hiểm thất nghiệp do Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức với sự tham gia đại diện các sở, ban ngành phụ trách vấn đề việc làm của 21 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Tại đây, nhiều đại biểu đã đưa ra ý kiến đóng góp một số ý kiến, kinh nghiệm trong thực tiễn triển khai thực hiện chính sách BHTN và góp ý trực tiếp vào dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015.

Ông Lưu Mạnh Dũng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái nêu quan điểm: Tổ chức học nghề cho các LĐTN hiện nay còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là khu vực miền núi, bởi hạn chế trong năng lực dạy nghề, thiếu đa dạng về ngành nghề nên khó tiếp cận, thu hút LĐTN theo học, khác biệt hoàn so với các cơ sở dạy nghề thuộc khu vực thành thị như Hà Nội, Bắc Ninh… Tại đây, LĐTN có thể tiếp cận những ngành nghề mới và sẵn sàng tìm được việc làm sau khi theo học.

Ông Lưu Mạnh Dũng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái nêu quan điểm tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư số 28 ngày 31/7/2015 về Bảo hiểm thất nghiệp do Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức. Ảnh: Anh Thắng.

Ông Lưu Mạnh Dũng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái nêu quan điểm tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư số 28 ngày 31/7/2015 về Bảo hiểm thất nghiệp do Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức. Ảnh: Anh Thắng.

“Trên thực tế, nhiều LĐTN ở tỉnh Yên Bái có nguyện vọng theo học các cơ sở dạy nghề ngoại tỉnh, LĐTN có xu hướng chuyển dịch xuống khu vực thành thị. Chính vì vấn đề này, các cơ sở dạy nghề ở địa phương không tạo được sức hấp dẫn, thậm chí không có người theo học, mặc dù đẩy mạnh công tác dịch vụ. Để giải quyết vấn đề trên, tôi đề xuất ý kiến, nên cho các cơ sở dạy nghề khu vực thành thị lên địa phương làm pháp lý, dạy nghề ở đó.” ông Dũng bộc bạch.

Ngược lại, tại TP Bắc Ninh nơi thu hút hàng nghìn LĐTN mỗi năm lại đang lựa chọn đầu vào cho các đối tượng có nhu cầu tìm việc làm, bao gồm sức khỏe, trình độ học vấn...

Ông Đinh Văn Duyệt, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh cho biết: Nhu cầu sử dụng người lao động (NLĐ) tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn là rất lớn, trong khi đó tỉnh Bắc Ninh mới đáp ứng được khoảng 60 % nguồn nhân lực, số còn lại bắt buộc phải sử dụng NLĐ từ những địa phương khác.

Thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh liên tục tổ chức tư vấn giới thiệu cho NLĐ tại sàn giao dịch và khu vực lưu động ở các địa phương. Đơn vị còn tổ chức các phiên giao dịch Online cho nhóm đối tượng NLĐ các tỉnh khu vực phía Bắc để làm sao thu hút được lao động chất lượng cao về phục vụ cho tỉnh.

Đồng thời, linh hoạt trong cơ chế tuyển dụng để làm sao giảm thiểu thời gian, công sức, tiền bạc của NLĐ, là kênh kết nối thông tin hữu ích giữa đơn vị tuyển dụng và NLĐ ngoại tỉnh.

Sau hơn 11 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), đến nay, cả nước có trên 13,4 triệu người tham gia BHTN, chiếm 27,5% lực lượng lao động trong độ tuổi. BHTN đã thực hiện tốt vai trò là điểm tựa cho người thất nghiệp với trên 6 triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó 97% người hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; trên 230 nghìn người được hỗ trợ học nghề.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết năm 2019, kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 84.000 tỷ đồng, dự báo đến năm 2025, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp vẫn đảm bảo an toàn. Các quy định của Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Đại biểu tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp vào dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015. Ảnh: Anh Thắng.

Đại biểu tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp vào dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015. Ảnh: Anh Thắng.

Tuy nhiên, việc thực hiện BHTN theo quy định tại Nghị định số 28/2015/NĐ-CP còn gặp nhiều vướng mắc như: Điều kiện hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề là khá chặt chẽ, người sử dụng lao động khó tiếp cận với chế độ này; người thất nghiệp chỉ được hỗ trợ học nghề tại địa phương nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; chưa có quy định cụ thể giấy tờ về việc chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo pháp luật được ủy quyền,...

Để giải quyết những vướng mắc này, ngày 29/5/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, trong đó sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, quy trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng, chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, các mẫu biểu,... và bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, do đó, cần có hướng dẫn cụ thể đối với các nội dung này.

Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết:

Một số điểm hạn chế, phát sinh như quy định về việc trả kết quả hồ sơ cho người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp; làm phát sinh thời gian và chi phí của người lao động cũng cần được lấy ý kiến để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tế: Trong quá trình thực hiện tại địa phương, có những vấn đề, khó khăn, vướng mắc đặc biệt là tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm đề nghị các đại biểu nêu ý kiến.

Đây là Thông tư sát sườn với các Trung tâm Dịch vụ việc làm và các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy chúng ta có những ý kiến đóng góp, xác đáng, thiết thực thì quá trình thực hiện sau này sẽ chính xác và tốt hơn.

Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Anh Thắng.

Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Anh Thắng.

Theo ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội): Thời gian qua, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thực hiện tốt vai trò là "điểm tựa" cho người thất nghiệp với trên 6 triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó 97% người hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Số người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng cao hơn. Cả nước đã có trên 230.000 người được hỗ trợ học nghề.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.