| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Phúc: Trung tâm Dịch vụ việc làm đẩy mạnh kết nối cung, cầu lao động

Thứ Bảy 04/07/2020 , 15:17 (GMT+7)

Gần 17.000 lượt người đã được ở Vĩnh Phúc tư vấn về chính sách lao động, việc làm, học nghề và chế độ bảo hiểm thất nghiệp sau đại dịch Covid - 19.

Phiên giao dịch việc làm lưu động tại trường Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc. Ảnh: TTDVVL.

Phiên giao dịch việc làm lưu động tại trường Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc. Ảnh: TTDVVL.

Thực hiện vai trò kết nối và tư vấn

Với vai trò quan trọng trong kết nối cung - cầu lao động, góp phần điều chỉnh thị trường lao động, rút ngắn thời gian tìm việc làm của người lao động, thời gian tuyển dụng của người sử dụng lao động trong bối cảnh đại dịch Covid -19 tác động rất lớn đến tình hình lao động, việc làm.

Để giúp người lao động tìm việc làm mới, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc (Trung tâm) đã chủ động, linh hoạt xây dựng kế hoạch tư vấn, giới thiệu việc làm qua tổng đài, website, facebook và fanpage của Trung tâm.

Ngoài ra, các cán bộ làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm còn tích cực giới thiệu việc làm cho người lao động qua zalo, trang facebook cá nhân.

Ngay sau khi Chính phủ xác lập tình trạng bình thường mới, Trung tâm đã tổ chức lại hoạt động của Sàn giao dịch việc làm, giao dịch vào các ngày thứ năm hàng tuần.

Không chỉ dừng lại ở các phiên giao dịch việc làm định kỳ, mới đây Trung tâm đã phối hợp với Trường cao đẳng Nghề Việt Xô số 1 và Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc tổ chức thành công 2 phiên giao dịch việc làm lưu động.

Phiên giao dịch việc làm lưu động tại Trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1. Ảnh: TTDVVL.

Phiên giao dịch việc làm lưu động tại Trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1. Ảnh: TTDVVL.

Kết quả tại 2 phiên giao dịch việc làm lưu động đã thu hút gần 30 doanh nghiệp uy tín trong và ngoài tỉnh với gần 1.000 sinh viên của 2 trường tham gia ứng tuyển. Tham gia phiên giao dịch, sinh viên sẽ có cơ hội tìm kiếm việc làm thuộc nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, cơ khí, điện - điện tử, cắt gọt kim loại, kế toán…

Việc đưa sàn giao dịch việc làm lưu động về các trường cao đẳng nghề đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp và sinh viên được kết nối với nhau. Qua đó, giúp sinh viên có thêm kiến thức về thị trường lao động, môi trường kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp để có thể lựa chọn, tìm kiếm việc làm, nghề nghiệp phù hợp sau khi ra trường.

Đồng thời cũng là cơ hội để các nhà tuyển dụng giới thiệu đến sinh viên về thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp và trực tiếp tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Sinh viên Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc tham gia phiên giao dịch việc làm lưu động. Ảnh: TTDVVL.

Sinh viên Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc tham gia phiên giao dịch việc làm lưu động. Ảnh: TTDVVL.

Ông Hoàng Tất Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm, cho biết: Tính đến hết tháng 6, Trung tâm đã tư vấn cho 16.699 lượt người về chính sách lao động, việc làm, học nghề và chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Trong đó, tư vấn qua Sàn giao dịch việc làm cho 5.615 lượt người, tư vấn cho lao động đến làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp là 9.943 lượt người; tư vấn qua Tổng đài, facebook và fanpage của Trung tâm 1.141 lượt người. Số người đăng ký tìm việc làm tại Trung tâm 2.213 lượt người; giới thiệu việc làm cho 1.773 người và cung ứng lao động gần 850 người.

Trung tâm đã tổ chức thực hiện 7 phiên định kỳ và 2 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh với 95 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại, 646 người người đăng ký tìm việc và 471 người được sơ tuyển tại Sàn. 

Vượt qua khó khăn, hoàn thành kế hoạch

Mặc dù kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm của Trung tâm đạt được tương đối khả quan, song, Trung tâm cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng nhằm tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời, giúp người lao động mất việc là do đại dịch Covid - 19 quay trở lại thị trường lao động.

Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc.   Ảnh: Nam Khánh.

Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc.   Ảnh: Nam Khánh.

Với thị trường lao động hiện nay, các doanh nghiệp đã được quyền chủ động và trực tiếp tuyển lao động, người lao động thường tìm đến doanh nghiệp để tham gia tuyển dụng, mặt khác do công nghệ thông tin ngày càng phát triển, vì vậy người lao động và doanh nghiệp tự kết nối, tự liên hệ tìm kiếm việc làm không thông qua Sàn giao dịch việc làm.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lao động tham gia các phiên giao dịch việc làm ít, lao động đến Trung tâm tìm kiếm việc làm còn hạn chế.

Để khắc phục những hạn chế này, thời gian tới, Trung tâm cần xây dựng mạng lưới, thu thập, phân tích và cung cấp thông tin thị trường lao động, nhất là thông tin về cầu lao động và dự báo về thị trường lao động.

Nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp để có kế hoạch cung ứng lao động và cung cấp thông tin cho thị trường lao động. Tạo nên địa chỉ tin cậy của người lao động và người sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh.

Tính đến hết tháng 6/2020, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp nhận 5.209 hồ sơ của người lao động đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho 4.756 người và hỗ trợ cho 99 lao động thất nghiệp được học nghề.

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất