| Hotline: 0983.970.780

Dự án 30 triệu USD tăng khả năng chống hạn cho nông nghiệp nhỏ

Thứ Sáu 28/05/2021 , 15:45 (GMT+7)

Chiều 28/5, Bộ NN-PTNT và UNDP ký văn kiện dự án tăng khả năng chống hạn do biến đổi khí hậu cho nông nghiệp nhỏ ở Tây Nguyên và Nam Trung bộ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp và bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam chủ trì lễ ký. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp và bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam chủ trì lễ ký. Ảnh: Tùng Đinh.

Tên đầy đủ của dự án là: "Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ của Việt Nam". Và các văn kiện được ký bởi Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp và bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam.

Dự án này tận dụng và thúc đẩy nguồn đồng tài trợ 126 triệu USD của Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB và của Chính phủ Việt Nam về hiện đại hóa hạ tầng thủy lợi.

Bên cạnh đó, dự án cũng chứng minh nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và UNDP trong việc thúc đẩy kết nối tài chính và tăng hiệu quả đầu tư trong tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Đây là dự án viện trợ không hoàn lại thứ ba được Quỹ Khí hậu xanh - GCF tài trợ và UNDP hỗ trợ kỹ thuật.

Dự án do Bộ NN-PTNT điều phối và triển khai bởi 5 tỉnh tham gia dự án là Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa trong giai đoạn 6 năm 2021 - 2026.

Trong đó, hơn 335.000 phụ nữ và nam giới sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ việc nâng cao năng lực thông qua đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường tiếp cận thông tin về rủi ro khí hậu và phổ biến rộng rãi các thực hành tốt nhất về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

'Sau rất nhiều nỗ lực, công sức, đến hôm nay chúng ta đã có kết quả là buổi ký kết văn kiện của dự án này', Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói. Ảnh: Tùng Đinh.

"Sau rất nhiều nỗ lực, công sức, đến hôm nay chúng ta đã có kết quả là buổi ký kết văn kiện của dự án này", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói. Ảnh: Tùng Đinh.

Phát biểu tại lễ ký, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: "Niềm vui hôm nay được nhân lên gấp nhiều lần vì đây là khoản viện trợ không hoàn lại rất lớn với tổng giá trị 30,2 triệu USD, lớn nhất trong các khoản viện trợ không hoàn lại mà Bộ NN-PTNT nhận được từ các tổ chức quốc tế trong suốt thời gian qua.

Đây cũng là dự án quan trọng để tăng hiệu quả đầu tư của dự án ADB 8 (Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán) đang được triển khai với tổng mức đầu tư hơn 124 triệu UDS. Trong đó, ADB cho Việt Nam vay 100 triệu UDS, còn lại là vốn đối ứng".

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, dự án này được ký kết sau hơn 1 năm GCF phê duyệt. Tuy nhiên, có những thời điểm khó khăn và tưởng chừng như không thể ký kết được vì nhiều lí do.

"Sau rất nhiều nỗ lực, công sức, đến hôm nay chúng ta đã có kết quả là buổi ký kết văn kiện của dự án này", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói.

Quá trình chuẩn bị và vận động dự án cũng thể hiện sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và UNDP đối với các dự án của Bộ NN-PTNT cùng với 5 tỉnh được hưởng lợi từ dự án.

Thứ trưởng nhấn mạnh, đây là yếu tố thiết yếu để mang lại sự thành công của cuộc vận động tài trợ cũng như sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, UNDP đang triển khai 3 dự án do Quỹ khí hậu xanh tài trợ tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Hiện nay, UNDP đang triển khai 3 dự án do Quỹ khí hậu xanh tài trợ tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Trong khi đó, bà Caitlin Wiesen nói rất tự hào khi tham gia ký kết dự án ngày hôm nay. Đây là dự án do Quỹ Khí hậu xanh tài trợ với tổng mức đầu tư trị giá 30 triệu USD.

Mục tiêu của dự án là nâng cao khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước trước tình trạng biến đổi khí hậu ở Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Đặc biệt, trong số hơn nửa triệu người được hưởng lợi từ dự án thì hơn 50% là phụ nữ.

"Những đối tượng tham gia dự án sẽ được hưởng lợi từ các mô hình nông nghiệp thông minh, sử dụng nguồn nước hiệu quả. Có thể nói, dự án này sẽ bổ trợ cho một dự án lớn hơn mà Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB đang thực hiện tại Việt Nam, tập trung vào cơ sở hạ tầng về nguồn nước", Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam cho biết.

Bà Caitlin Wiesen thông tin thêm, hiện nay, UNDP đang triển khai 3 dự án do Quỹ khí hậu xanh tài trợ tại Việt Nam. Trong đó, dự án đầu tiên đã và đang được triển khai là tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng ven biển miền Trung.

Thứ hai là dự án vừa ký kết hôm nay, hỗ trợ các mô hình nông nghiệp quy mô nhỏ trước nguy cơ hạn hán do biến đổi khí hậu tại Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Cuối cùng là dự án liên quan đến chính sách, do UNDP phối hợp với 5 Bộ của Việt Nam để thực hiện.

Theo đánh giá của UNDP, Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu và đã chịu tác động bởi nhiều sự kiện biến đổi khí hậu với mức độ khốc liệt hơn.

Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ dự kiến sẽ hứng chịu những đợt hạn dài, khốc liệt và thường xuyên hơn vào mùa khô và mưa lũ nghiêm trọng hơn vào mùa mưa. Do vậy, nông dân đối mặt với việc năng suất cây trồng bị sụt giảm, từ đó ảnh hưởng đến an ninh lương thực và thu nhập.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm