| Hotline: 0983.970.780

Dự kiến thu 1,35 - 2 USD/tấn phát thải khí CO2

Thứ Tư 07/08/2019 , 14:00 (GMT+7)

Theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, các cơ sở phát thải khí CO2 sẽ phải chi trả 1,35 - 2 USD/tấn khí phát thải.

Hội thảo về thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng diễn ra sáng 7/8 tại Hà Nội do Bộ NN-PTNT tổ chức, Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam của USAID tài trợ.

Báo cáo của Bộ NN-PTNT, theo kết quả kiểm kê khí nhà kính quốc gia đã chỉ ra,  nhóm các nhà máy nhiệt điện và xi măng là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất. Trong đó, trên 99% phát thải của các nhà máy này là khí CO2, tuy nhiên hiện Việt Nam chưa có bất kỳ cơ chế tài chính nào đối với khí CO2.

Theo dự thảo Quyết định, 4 địa phương được lựa chọn thí điểm là Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam với 20 đơn vị là các cơ sở sản xuất có nguồn khí phát thải lớn, gồm: 9 tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiệt điện than (phát thải từ 1,5 – 7,3 triệu tấn CO2/cơ sở/năm) và  11 tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh xi măng (phát thải từ 0,7 – 3,1 triệu tấn CO2/cơ sở/năm).

Dự thảo cũng quy định về mức chi trả phù hợp mức giá trung bình mà các doanh nghiệp sẵn lòng chi trả. Theo đó, đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh nhiệt điện than, mức thu 4 đồng/kwh, tương đương 2 USD/tấn CO2. Đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh xi măng, mức thu 2.100 đồng/tấn Clanhke, tương đương 1,35 USD/tấn CO2. Theo kết quả tính toán, mức tiền chi trả này sẽ không tác động nhiều đến tính cạnh tranh, hiệu quả quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tham gia thí điểm cũng như chi tiêu của các hộ gia đình.

Với mức chi trả này, dự kiến 4 tỉnh thí điểm sẽ thu được khoảng 172 tỷ đồng/năm. Số tiền này sẽ được chi trả đến các hộ gia đình trồng và bảo vệ rừng. Đây là nguồn thu chính đáng để phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, giảm áp lực ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác này, đồng thời cũng góp phần thực hiện chủ trương nâng cao giá trị gia tăng từ rừng, gia tăng các sản phẩm và dịch vụ sinh thái từ rừng, tạo sinh kế cho người dân.

4 địa phương được lựa chọn thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon là Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam

Theo Bộ NN-PTNT, thời gian thực hiện thí điểm từ ngày 1/1/2020 - 31/12/2020. Về phía các doanh nghiệp sản xuất điện từ than và xi măng khẳng định sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, theo góp ý từ phía các doanh nghiệp đề nghị phía cơ quan quản lý đưa ra lộ trình cụ thể.

Bên cạnh đó, phía các doanh nghiệp phát thải khí CO2 cũng đề nghị được tính các chi phí này vào giá thành sản phẩm, giá bán điện và khi áp dụng chính thức có lộ trình thực hiện, tránh áp dụng đột ngột bởi sẽ khiến doanh nghiệp rất bị động và gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.