| Hotline: 0983.970.780

Dự phòng tình huống Covid-19 bùng phát ở khu công nghiệp

Thứ Ba 27/07/2021 , 08:00 (GMT+7)

Quan chức Bộ Công thương nêu vấn đề cần có dự phòng hàng hóa thiết yếu, vật tư y tế nếu xuất hiện ổ dịch ở các khu công nghiệp với hàng nghìn người.

“Hàng hóa bắt đầu có xu hướng dư. Về việc phối hợp giữa các ban ngành, chưa bao giờ cán bộ của chúng ta được người dân khen là tốt như vậy. Thí dụ như Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT, Bộ GTVT kết hợp với nhau rất chặt chẽ", ông Nguyễn Thành Nam - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương, cho biết.

Tuy nhiên, ông Nam cũng nêu vấn đề về việc doanh nghiệp, chính quyền địa phương, ban quản lý khu công nghiệp cần bàn thảo, dự phòng hàng hóa, vật tư y tế cho tình huống hàng nghìn người mắc Covid-19.

Phát ngôn của ông Nam được đưa ra trong Hội nghị giao ban Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ về thực hiện công tác phòng, chống Covid-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, diễn ra tại TP.HCM chiều 27/7.

Hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là nông sản đang có xu hướng dư. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là nông sản đang có xu hướng dư. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đại diện Bộ Công thương tại Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ, cho biết đã liên lạc với 18 Sở Công thương của các tỉnh miền Nam, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ GTVT, xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa.

Đối với những vấn đề còn tồn tại, ông Nam cho biết do chợ đầu mối tại TP.HCM chưa mở, nên nguồn cung từ các tỉnh miền Tây lên và từ TP này đi các nơi khác “còn hạn chế”.

“Có thể một, hai tháng tới, nông dân giảm thu hoạch nên Bộ Công thương đề nghị có kế hoạch tiêu thụ nông sản thời gian tới”, ông Nam nói.

Về việc báo chí nêu “nông dân không ra đồng thu hoạch vì thương lái không tới”, ông Nam cho biết lực lượng quản lý thị trường đã đến tận nơi phỏng vấn dân. “Người dân nói họ không trả lời như vậy. UBND xã, huyện cũng đều khẳng định không cấm nông dân ra đồng”.

Tuy nhiên, ông Nam cho biết có hiện tượng một số địa phương áp dụng Chỉ thị 16 “quá mức cứng rắn”. Cụ thể, một vài nơi đặt ra quy định test PCR chỉ có giá trị 2 ngày, test nhanh chỉ có giá trị 24 tiếng, dẫn đến việc thương lái gặp trắc trở khi thu mua.

Tồn tại thứ hai là văn bản chỉ đạo của các Bộ xuống địa phương còn “rất chậm. Đại diện Bộ Công thương dẫn chứng đêm 26/7, đến 0h00 thì công văn số 7630 của Bộ GTVT mới đến các tỉnh. Còn văn bản số 5017 của Tổng Cục Đường bộ thì “ba ngày sau mới xuống”, gây chậm trễ trong triển khai.

Để khắc phục tình trạng này, ông Nam cho rằng các địa phương cần chủ động hơn, thành lập bộ phận thu thập thông tin, sao cho việc được xử lý trong 24 giờ.

Lao động tại các tổng kho, siêu thị, bách hóa cũng đang bị thiếu hụt do Covid-19 làm nhiều lao động trở thành F0, F1... Đại diện Bộ Công thương cho biết đã thống kê giá cả tại chuỗi 10 chợ, 120 siêu thị để người dân biết. “Nhìn vào giá đó là biết tăng hay giảm. Vừa giúp được người dân vừa tiện lợi cho công tác điều hành. Giai đoạn lâm thời cần có thông tin trấn an, công khai, để dân biết”.

Khái niệm về “hàng hóa thiết yếu” chưa được các tỉnh hiểu thống nhất cũng được ông Nam đề cập. Trường hợp cụ thể là của nhãn hàng Vinamilk được 2/3 các tỉnh cho rằng hàng hóa thiết yếu, trong khi 1/3 số tỉnh còn lại cho rằng không thiết yếu. Bộ Công thương đã ra văn bản gửi các địa phương, khẳng định đây là hàng hóa thiết yếu.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm