| Hotline: 0983.970.780

Đưa hồ Thác Bà trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc

Chủ Nhật 23/06/2024 , 09:08 (GMT+7)

YÊN BÁI Khu du lịch hồ Thác Bà cần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của các dân tộc vùng ven hồ, gắn liền lợi ích người dân trong vùng.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và lãnh đạo tỉnh Yên Bái tham quan Danh thắng hồ Thác Bà, nơi được ví như Vịnh Hạ Long trên núi. Ảnh: Thanh Tiến.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và lãnh đạo tỉnh Yên Bái tham quan Danh thắng hồ Thác Bà, nơi được ví như Vịnh Hạ Long trên núi. Ảnh: Thanh Tiến.

Chiều ngày 22/6, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tham quan một số điểm du lịch thuộc Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái.

Tại quyết định số 396 ngày 10/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040.

Phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà bao gồm toàn bộ diện tích mặt nước hồ Thác Bà và vùng phụ cận thuộc địa giới hành chính huyện Yên Bình và huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái với quy mô diện tích khoảng 53.000 ha.

Mục tiêu là xây dựng và phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà thành một trong những động lực phát triển du lịch của cả nước. Phấn đấu đến năm 2040, toàn Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa có thương hiệu với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy giới thiệu sơ lược quy hoạch Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà. Ảnh: Thanh Tiến.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy giới thiệu sơ lược quy hoạch Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà. Ảnh: Thanh Tiến.

Đây sẽ là Khu du lịch Quốc gia trọng tâm của vùng trung du và miền núi Bắc bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với giá trị văn hóa dân tộc và hệ sinh thái hồ Thác Bà. Là một trong những Khu du lịch quốc gia có thương hiệu, gắn với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, lịch sử, văn hóa, tham quan, nghiên cứu. Ngoài ra còn là vùng bảo tồn, phát huy giá trị sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa đặc thù của quốc gia và vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia; vùng bảo đảm an ninh năng lượng, cấp nước, thủy lợi cho vùng đồng bằng sông Hồng.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy cho biết thêm, việc quy hoạch, xây dựng Khu du lịch là quá trình dài lâu cần thực hiện bài bản và đồng bộ. Phấn đấu đến năm 2030, đạt khoảng 1,5 triệu lượt khách; đến năm 2040, đạt khoảng 4,5 triệu lượt khách du lịch. Từng bước đưa nơidd đây trở thành Khu du lịch có tầm vóc quốc tế.

Việc quy hoạch phát triển du lịch sẽ chú trọng bảo vệ và phát huy giá trị mặt nước hồ Thác Bà, hệ thống các đảo trong lòng hồ.

Việc quy hoạch phát triển du lịch sẽ chú trọng bảo vệ và phát huy giá trị mặt nước hồ Thác Bà, hệ thống các đảo trong lòng hồ.

Cụ thể, trong quy hoạch đã định hướng phát triển Khu du lịch là kế thừa hợp lý, tiếp tục triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt. Rà soát, điều chỉnh bổ sung phù hợp với các điều kiện và định hướng phát triển mới. Tôn trọng phát huy giá trị của địa hình và cảnh quan tự nhiên, không tác động tiêu cực đến cấu trúc địa hình tự nhiên, chỉ san lấp cục bộ khu vực xây dựng công trình.

Bảo vệ và phát huy giá trị mặt nước hồ Thác Bà, hệ thống các đảo trong lòng hồ, các điểm cao có tầm nhìn đẹp như núi Chàng Rể, núi Cao Biền, các hang động tự nhiên, cảnh quan ruộng bậc thang đặc trưng (huyện Lục Yên, huyện Yên Bình), làng, bản dân tộc truyền thống và điểm danh thắng hấp dẫn trong Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà.

Ngoài ra, định hướng phát triển không gian với 2 cửa ngõ gồm khu vực xã Tân Nguyên kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua nút giao IC14, liên kết các khu trung tâm du lịch Liễu Đô - Vĩnh Lạc và Phúc Ninh - Mỹ Gia.

Khu vực thị trấn Yên Bình nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua nút IC12, liên kết các trung tâm du lịch Tân Hương - Đại Đồng, Linh Sơn - Cao Biền và thị trấn Thác Bà.

Hình thành 2 hành lang gồm: Hành lang phát triển du lịch từ cửa ngõ Tân Nguyên chạy dọc phía Tây hồ Thác Bà qua đô thị Cảm Ân, trung tâm du lịch Tân Hương - Đại Đồng đến thị trấn Yên Bình. Hành lang sinh thái là dải phát triển du lịch xanh, thân thiện, gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Nằm giáp ranh phía Đông Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, gắn kết các vùng sinh thái rừng, sinh thái nông nghiệp, sinh thái đảo - hồ trải dài từ các xã Mường Lai, Vĩnh Lạc qua Xuân Long, Phúc Ninh, Mỹ Gia, Xuân Lai, Vũ Linh đến Vĩnh Kiên và thị trấn Thác Bà.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và đoàn công tác thăm một điểm du lịch mới xây dựng. Ảnh: Thanh Tiến.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và đoàn công tác thăm một điểm du lịch mới xây dựng. Ảnh: Thanh Tiến.

Đặc biệt quy hoạch 4 vùng phát triển gồm: Vùng 1 là khu trung tâm phía Bắc, gắn với đặc trưng cảnh quan, văn hóa, sinh thái các xã thuộc huyện Lục Yên và các xã Xuân Long, Ngọc Chấn, Phúc Ninh (huyện Yên Bình).  Vùng 2 là khu trung tâm phía Tây kết nối với cao tốc Hà Nội - Lào Cai tại nút giao IC14. 

Vùng 3 là khu trung tâm cửa ngõ phía Nam và Vùng 4 là khu du lịch sinh thái đảo và quần đảo phía Đông hồ Thác Bà.

Việc xây dựng các điểm du lịch cần gắn liền với lợi ích người dân trong vùng.

Việc xây dựng các điểm du lịch cần gắn liền với lợi ích người dân trong vùng.

Sau khi nghe báo cáo về Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040 và trực tiếp khảo sát, thăm một số mô hình phát triển du lịch trên hồ Thác Bà, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, việc Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Đây sẽ là tiền đề để huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái thu hút các nhà đầu tư trong thời gian tới. Từ đó, góp phần đưa hồ Thác Bà trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn, ấn tượng trong lòng du khách và bè bạn gần xa.

Theo Bộ trưởng, phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nông thôn cần chú trọng việc bảo vệ môi trường, nguồn nước, hệ sinh thái, bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền. Chính vì vậy, trong khu du lịch cần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của các dân tộc vùng ven hồ Thác Bà. Xây dựng các điểm du lịch gắn liền với lợi ích người dân trong vùng.

Cần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của các dân tộc vùng ven hồ Thác Bà. Ảnh: Thanh Tiến.

Cần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của các dân tộc vùng ven hồ Thác Bà. Ảnh: Thanh Tiến.

Ngoài ra, tỉnh Yên Bái cần chú trọng phát triển các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP để tạo thêm sức hút từ khách du lịch. Nổi bật có thể tận dụng các sản phẩm cây ăn quả như bưởi Đại Minh ở các xã vùng ven hồ; các sản phẩm cá đặc sản trên vùng hồ… Tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí ở các địa phương trong vùng quy hoạch và làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền quảng bá, kể các câu chuyện, sự tích liên quan đến các thắng cảnh, di tích nằm trong Khu du lịch…

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.