| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 15/10/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 15/10/2018

Đừng đổ cho nhân dân!

Một công trình làm theo nguyện vọng của dân, thì phải được đa số nhân dân đồng tình. Tức là công trình đó, như là nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch tại Thủ Thiêm chẳng hạn, phải được đưa ra lấy ý kiến nhân dân...

Trước sự phản đối của cư dân mạng và cả báo chí chính thống về việc HĐND thành phố HCM vừa nhóm họp phiên bất thường và biểu quyết với 100% tán thành việc xây dựng nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch ở Thủ Thiêm với kinh phí 1508 tỷ đồng.

Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch của TPHCM được chọn xây tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (Ảnh minh họa)

Một vị lãnh đạo TP HCM đã lên tiếng, rằng việc xây nhà hát là “nguyện vọng của nhân dân”. Trước đó, hồi đầu năm 2018, trước sự phản ứng của dư luận về việc đầu tư 117 tỷ đồng để xây một nhà hát tại địa phương, UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) cũng lên tiếng rằng xây nhà hát là “nguyện vọng của nhân dân”. Rồi quyết định đầu tư xây dựng siêu bảo tàng với kinh phí 11.277 tỷ đồng của UBND thành phố Hà Nội, khi vấp phải phản ứng, cũng được giải thích rằng đó là “nguyện vọng của nhân dân”.

Và rất nhiều công trình khác đều được xây dựng “theo nguyện vọng của nhân dân”, nhưng cuối cùng đều cửa đóng then cài, hay dở dang, xuống cấp, không có người lai vãng, lãng phí cả núi tiền.

Thưa các vị lãnh đạo, một khi lên tiếng là “theo nguyện vọng của nhân dân”, thì các vị căn cứ vào đâu?

Một công trình làm theo nguyện vọng của dân, thì phải được đa số nhân dân đồng tình. Tức là công trình đó, như là nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch tại Thủ Thiêm chẳng hạn, phải được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Hoặc trên trang Web của UBND thành phố Hồ Chí Minh, hoặc là phát phiếu thăm dò dư luận trong thành phố. Sau một thời gian, thu phiếu về. Nếu số người tán thành, ủng hộ chiếm đa số trong tổng số phiếu thăm dò đã phát ra, thì mới có thể nói đó là “nguyện vọng của nhân dân” được. Thử hỏi, với những công trình này, bao nhiêu người dân thành phố đã được hỏi ý kiến? Từ nhà hát Thủ Thiêm, nhà hát Đan Phượng, siêu bảo tàng hàng ngàn tỷ ở Hà Nội, và hàng chục công trình khác nữa trên cả nước. Thế mà các lãnh đạo vẫn cứ nói rằng đó là “theo nguyện vọng của dân” mà không hề ái ngại.

Nếu được hỏi nguyện vọng của mình là gì, thì chắc chắn người dân TP Hồ Chí Minh và người dân TP Hà Nội sẽ trả lời, là muốn thành phố hết kẹt xe, hết ngập lụt mỗi khi triều cường hay mưa to. Hết cảnh vào viện phải nằm ghép đôi ghép ba, con em được ngồi 30 cháu một lớp chứ không phải 70; 80 cháu một lớp, và lớp học không phải chia ca, chứ không phải là nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch hay bảo tàng hàng ngàn tỷ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm