| Hotline: 0983.970.780

EUDR dưới góc nhìn của châu Âu

Thứ Tư 26/07/2023 , 10:11 (GMT+7)

Ông Rui Ludovino, phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam chia sẻ quan điểm về EUDR và khả năng áp dụng quy định này tại Việt Nam.

Ông Rui Ludovino là Tham tán thứ nhất các chính sách về khí hậu, môi trường, việc làm và các vấn đề xã hội thuộc phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Rui Ludovino là Tham tán thứ nhất các chính sách về khí hậu, môi trường, việc làm và các vấn đề xã hội thuộc phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Rui Ludovino là Tham tán thứ nhất các chính sách về khí hậu, môi trường, việc làm và các vấn đề xã hội thuộc phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam. Theo ông, việc ban hành quy định mới từ EU về các mặt hàng không gây suy thoái rừng có nguồn gốc từ 3 khủng hoảng môi trường toàn cầu. Thứ nhất là biến đổi khí hậu, thứ hai là mất đa dạng sinh học và thứ ba là ô nhiễm. 

"Ở cấp độ đa phương, ở cấp độ đàm phán của Liên Hợp Quốc với EU và Việt Nam cùng tất cả các quốc gia khác trên thế giới, chúng ta chia sẻ những cam kết giống nhau và những mục tiêu giống nhau để giải quyết những thách thức này", đại diện EU nói.

Ông cũng đề cập cụ thể tới hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ UNFCCC và đa dạng sinh học toàn cầu. Theo đó, EU vừa mới thống nhất vào đầu năm nay, và cụ thể đã đưa ra cam kết tương tự.

"Do đó, chúng tôi có hai cam kết để trở nên trung hoà carbon vào năm 2050. Tôi muốn nhấn mạnh và khen ngợi cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc họp COP26 tại Glasgow, khi ông nói rằng Việt Nam sẽ nỗ lực để trung hoà carbon vào năm 2050", vị tham tán này chia sẻ thêm.

Ông Rui Ludovino cho biết, Việt Nam, EU và các quốc gia khác đã ký kết Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất nhằm ngăn chặn nạn phá rừng vào năm 2030. Đồng thời, EU cũng đã ký kết SDG 15.2 nhằm chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2020.

"EUDR được đưa ra trong bối cảnh này. Chúng ta phải hợp tác để ứng phó với biến đổi khí hậu và ngăn chặn nạn phá rừng. Nạn phá rừng gây ra 11% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Ngày nay chúng ta đang mất 10 triệu ha rừng mỗi năm và 90% diện tích rừng này được sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Vì vậy, chắc chắn chúng ta cần phải làm hợp tác để ngăn chặn nạn phá rừng", đại diện EU khẳng định.

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp, tất nhiên các bên phải tiếp tục sản xuất lương thực và nông sản. Đồng thời, cũng phải sử dụng đất tốt hơn, phục hồi đất bạc màu và thực hiện các hệ thống nông lâm kết hợp hiệu quả hơn.

"Chúng ta phải giữ rừng vì rừng là thiết yếu cho sự sống còn của chúng ta. Đồng thời phải tiếp tục tăng cường sản xuất hiệu quả hơn và cũng phải tôn trọng thiên nhiên. Đó là thông điệp chính từ phía chúng tôi", Tham tán thứ nhất các chính sách về khí hậu, môi trường, việc làm và các vấn đề xã hội của EU tại Việt Nam làm rõ thêm.

Theo ông, quy định này đến từ phía EU với trách nhiệm là người tiêu thụ chính của các mặt hàng nông sản. EU với tư cách là người tiêu dùng lớn, nhà nhập khẩu lớn cũng phải chịu trách nhiệm. Đó là lý do tại sao liên minh châu Âu đã đi đến quy định này.

Liên quan đến khả năng thực thi quy định này tại Việt Nam, trước tiên đại diện EU khẳng định Liên minh châu Âu đánh giá rất cao cách Việt Nam tiếp cận EUDR theo hướng tích cực, hiểu được sự cần thiết của quy định này và làm việc cùng với họ nhằm tìm kiếm giải pháp mức độ khả thi tại cấp độ địa phương..

Ông cũng đánh giá cao phản hồi tích cực từ Việt Nam ở tất cả các cấp, bao gồm chính phủ, tư nhân, cũng như hiệp hội. Qua đó, cho rằng tiếp cận của Việt Nam trong việc biến khó khăn, thách thức thành cơ hội là rất quan trọng. 

Ngoài ra, vị tham tán này cũng tin rằng quy định này sẽ là cơ hội để Việt Nam chứng minh với thế giới về sự phát triển bền vững của cà phê Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng nhằm tạo sinh kế và nâng cao đời sống cho người nông dân và xã hội, đồng thời ứng phó với thách thức biến đổi khí hậu cũng như bảo tồn thiên nhiên.

Rừng đóng vai trò quan trọng cho sự sống còn của toàn nhân loại trong việc duy trì chu kỳ khí hậu, bảo tồn chất lượng nước và không khí. Rừng cần được bảo tồn vì lợi ích của người nông dân, nông dân không thể sống thiếu rừng.

"Tôi tin rằng việc thực thi các yêu cầu này để xuất khẩu sang thị trường châu Âu sẽ cho phép thị trường Việt Nam phát triển đồng đều, toàn diện. Tôi tin rằng việc thực thi EUDR sẽ dễ dàng hơn sau khi thực hiện các yêu cầu về thẩm định và truy xuất nguồn gốc", ông Rui Ludovino khẳng định.

Theo đó, quá trình này này là tất yếu và cần được áp dụng lên toàn bộ thị trường Việt Nam, từ đó chứng minh cho thế giới rằng Việt Nam có nền nông nghiệp xanh, bền vững, đảm bảo các cam kết toàn cầu đã xác lập ở cấp độ Liên Hợp Quốc.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hội thảo quốc tế: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 mang đến giải pháp xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, kết nối và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ TN-MT đề xuất công khai tên người bỏ cọc trúng giá đất

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất công khai tên các trường hợp trúng đấu giá nhưng bỏ cọc.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.