| Hotline: 0983.970.780

EVFTA đem lại cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp

Thứ Tư 20/05/2020 , 13:49 (GMT+7)

Theo Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, EVFTA mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn, giúp doanh nghiệp lấy lại đà phục hồi trong giai đoạn khó khăn này.

Phó Chủ tịch nước Phạm Thị Ngọc Thịnh trình Quốc hội thông qua EVFTA. Ảnh: Quochoi.vn.

Phó Chủ tịch nước Phạm Thị Ngọc Thịnh trình Quốc hội thông qua EVFTA. Ảnh: Quochoi.vn.

Trình Quốc hội thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) tại phiên khai mạc kỳ họp 9, sáng 20/5, Phó Chủ tịch nước Phạm Thị Ngọc Thịnh cho biết, EVFTA sẽ tác động tích cực, tạo cơ hội cho thương mại hai chiều, đầu tư từ EU vào Việt Nam và ngược lại.

Hiệp định cũng mang đến một số thách thức nhất định như cam kết mở cửa thị trường, yêu cầu đáp ứng các quy định chặt chẽ về thủ tục đầu tư, hải quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, cam kết về lao động…

Trong đó, các cam kết về lao động trong hiệp định cho phép lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp hay việc lập nhóm tư vấn trong nước với sự tham gia của đại diện người lao động, doanh nghiệp, nhà khoa học và các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam.

Điều này có thể làm gia tăng sức ép xã hội, xảy ra tranh chấp lao động quốc tế và tác động tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh, trật tự quốc gia trong quá trình thực thi hiệp định.

Giải trình thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh nói, thương mại hai chiều và đầu tư từ EU vào Việt Nam sau khi EVFTA có hiệu lực được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết công việc làm cho người lao động. Riêng thu ngân sách nhà nước có thể sẽ được cải thiện và tăng trong trung hạn và dài hạn.

Bên cạnh các tác động chung tới các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế (các chỉ số kinh tế vĩ mô), Hiệp định có các tác động khác nhau đối với các ngành do mức độ mở cửa, lợi thế cạnh tranh, năng lực của từng ngành là khác nhau. Ngoài ra, tác động gián tiếp thông qua sức ép cải cách thể chế cũng sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng mạnh đến tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu của không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, việc Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi mang ý nghĩa quan trọng giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế trong và sau giai đoạn dịch bệnh.

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh trình bày trước Quốc hội về EVFTA. Ảnh: Quochoi.vn.

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh trình bày trước Quốc hội về EVFTA. Ảnh: Quochoi.vn.

Tác động của EVFTA

Từ phía doanh nghiệp, EVFTA còn mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn, giúp doanh nghiệp lấy lại đà phục hồi trong giai đoạn khó khăn này. Cụ thể, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận các chuỗi cung ứng mới vốn đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ tại các thị trường truyền thống do dịch Covid-19 thời gian vừa qua.

Đây là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp khôi phục và thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh sau giai đoạn dịch bệnh. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội được mở rộng và đa dạng hóa hơn, giảm sự lệ thuộc vào một nhóm thị trường nhất định.

Về xuất khẩu, thực tế thời gian qua, doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn tại thị trường châu Âu do cạnh tranh đến từ các nền kinh tế quy mô khác trên thế giới. Vì vậy, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại EU còn khiêm tốn, trong khi đó, EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới.

"Do vậy, với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế của EU, EVFTA dự kiến sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định", ông Trần Tuấn Anh cho biết thêm.

Dự kiến, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nông sản sẽ là gạo (tăng thêm 65% vào năm 2025), đường (8%), thịt lợn (4%), lâm sản (3%), thịt gia súc gia cầm (4%), đồ uống và thuốc lá (5%).

Với ngành thủy sản, dự báo EVFTA sẽ đem lại tiềm năng thị trường lớn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều khó khăn cả ngắn và dài hạn (chủ động được nguồn nguyên liệu, con giống, chống đánh bắt cá bất hợp pháp, giải quyết vấn đề hóa chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản) và hàng rào phi thuế quan khá cao từ EU là những thách thức rất lớn.

Dự kiến xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ tăng với tốc độ trung bình 2%/năm trong giai đoạn 2020 - 2030, trong khi nhập khẩu từ EU có thể tăng cao hơn (trong khoảng 2,8% - 5%).

Về nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU, đặc biệt là nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU sẽ giúp nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của ta.

Ngoài ra, khi hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh.

Xét về tổng thể, EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa thị trường của ta để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, từ đó giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm