| Hotline: 0983.970.780

Giảm nghèo vượt nhiều mục tiêu Quốc hội giao

Thứ Tư 18/11/2020 , 19:14 (GMT+7)

Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, nhiều mục tiêu chính đã vượt yêu cầu Quốc hội đề ra.

Nhiều hộ dân ở Sơn La thoát nghèo nhờ liên kết với doanh nghiệp Nafood trồng chanh leo. Ảnh: Minh Phúc.

Nhiều hộ dân ở Sơn La thoát nghèo nhờ liên kết với doanh nghiệp Nafood trồng chanh leo. Ảnh: Minh Phúc.

Hơn 1,35 triệu hộ thoát nghèo trong 4 năm

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi là Chương trình giảm nghèo) đã bước vào giai đoạn cuối kỳ. Báo cáo của Chính phủ ngày 12/10/2020 cho thấy, đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, nhiều mục tiêu chính đã vượt yêu cầu Quốc hội đề ra. Đồng thời có những đóng góp quan trọng vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong 5 năm qua.

Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 2,75%, bình quân trong giai đoạn 2016 – 2020 giảm khoảng 1,43%; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 24%, bình quân trong 5 năm giảm 5,65%/năm, vượt mục tiêu Quốc hội giao.

Đặc biệt, hai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới đã huy động được một nguồn lực rất lớn (khoảng 2.965.199 tỷ đồng) từ ngân sách nhà nước, các chương trình, dự án, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: “Nguồn lực huy động đã được sử dụng để đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng; thực hiện cho vay hỗ trợ sản xuất, kiên cố hóa kênh mương đồng thời triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội”.

Nhờ đó, ngành nông nghiệp đang chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, hình thành nhiều vùng nông nghiệp chuyên canh phát huy lợi thế của địa phương, vùng, miền. Trong đó hợp tác xã đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, liên kết chuỗi giá trị.

Người dân nâng cao sinh kế nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Ảnh: Minh Phúc.

Người dân nâng cao sinh kế nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Ảnh: Minh Phúc.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đánh giá: Đối với chương trình giảm nghèo bền vững, số hộ nghèo đã giảm nhanh, bình quân trong 4 năm 2016 - 2019 giảm 1,53%/năm với 1.353.805 hộ nghèo (chiếm 58%) đã thoát nghèo. Tại các huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo cũng giảm đều qua các năm.

Huy động nguồn lực gần 14.000 tỷ đồng

Ông Nguyễn Đức Hải chia sẻ, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tổng nguồn lực huy động thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, vốn ngân sách địa phương đạt 13.912,66 tỷ đồng, gấp 2,95 lần mức tối thiểu theo yêu cầu Quốc hội giao.

Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Nghị quyết của Quốc hội, đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số.

Các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và các xã thuộc Chương trình 135, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã nghèo thuộc các huyện nghèo đã được ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện.

Người dân vùng sâu, vùng xa được tiếp cận nhiều tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây trồng, giúp nâng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Minh Phúc.

Người dân vùng sâu, vùng xa được tiếp cận nhiều tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây trồng, giúp nâng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ NN-PTNT đã triển khai rà soát tích hợp chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo theo hướng xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất chung đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó có các mức hỗ trợ ưu tiên cho hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo trên địa bàn các huyện, xã nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, trên cơ sở tích hợp chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135, 30a, Chương trình giảm nghèo.

Kết quả rà soát, tích hợp các chính sách trên thành một chính sách chung thực hiện cho cả nước và đã tham mưu thiết kế thành các tiểu dự án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (các vùng, miền đều giống nhau về đối tượng hỗ trợ, nội dung hỗ trợ và cơ chế thực hiện). Đồng thời phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt mức hỗ trợ phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 75 ngày 09/9/2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.

Nghị định bao gồm các chính sách: hỗ trợ khoán chăm sóc và bảo vệ rừng với mức hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm (mức cũ 300.000 đồng/ha/năm), cơ chế thực hiện cho cá nhân và cộng đồng; hỗ trợ trồng rừng và phát triển rừng với mức hỗ trợ 8 từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng/ha; chính sách trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy, chính sách tín dụng cho trồng rừng...

Hơn 14.800 dự án giảm nghèo được triển khai

Theo số liệu tổng hợp từ 42 báo cáo đánh giá của các tỉnh, trong giai đoạn từ năm 2016 đến hết năm 2019 đã có tổng số 14.825 dự án giảm nghèo được triển khai. Tổng số kinh phí đã cấp để thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững là 617,448 tỷ đồng, bình quân 205,8 tỷ đồng/năm, góp phần hỗ trợ bảo vệ rừng cho khoảng 2,01 triệu ha rừng.

Tỉnh Nghệ An có mức khoán bình quân trên 1 ha cao nhất, đạt 1,37 triệu đồng/ha. Tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Nghệ An là hai tỉnh có mức khoán trên 1 hộ dân cao nhất, đạt khoảng hơn 18 triệu đồng/ha.

Bên cạnh đó, chương trình đã hỗ trợ tiêm phòng cho gia súc và hỗ trợ đất sản xuất ở các huyện nghèo thuộc chương trình 30a với khoảng 11,4 triệu liều vắc xin và gần 12 tỷ đồng hỗ trợ tạo đất sản xuất (khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang).

Theo Bộ NN-PTNT, trong giai đoạn tới, cần giảm sự hỗ trợ trực tiếp, cho không, tăng sự hỗ trợ gián tiếp như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, hỗ trợ kỹ thuật, giống mới, tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tự chủ trong sản xuất như các hộ khác.

Ngoài lao động ở các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cần bổ sung thêm hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các dự án, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo. Việc đưa thêm đối tượng sẽ tạo cho các dự án phát triển sản xuất hiệu quả hơn.

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Chính phủ ban hành chuẩn nghèo đa chiều mới cho giai đoạn 2021-2025, trong đó có tiêu chí về thu nhập của lao động thuộc các nhóm nghèo. Mục tiêu của chương trình, chính sách giảm nghèo giai đoạn 2021- 2025 là hướng tới cải thiện việc làm - thu nhập cho người nghèo.

Vì thế, cơ chế hỗ trợ tạo thu nhập cho người nghèo tập trung vào hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo 18 việc làm (có thể sản xuất nông nghiệp tại chỗ hoặc việc làm phi nông nghiệp ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp).

Trung ương quy định khung chính sách hỗ trợ, định mức hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ cụ thể cho các ngành nghề để đảm bảo tính thống nhất về khung chính sách chung, đồng thời phân cấp trao quyền tối đa cho địa phương, cơ sở.

Điều kiện để hỗ trợ được thực hiện theo dự án phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của địa phương; phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nhu cầu sản xuất của đối tượng thụ hưởng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, dự kiến ngân sách nhà nước sẽ bố trí vốn các chương trình mục tiêu quốc gia là 100.000 tỷ đồng, trong đó: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là 50.000 tỷ đồng; 2 Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới là 50.000 tỷ đồng.

Xem thêm
Bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13

Trung ương bầu bổ sung ông Lê Minh Hưng, Đỗ Văn Chiến, Nguyễn Trọng Nghĩa và bà Bùi Thị Minh Hoài vào Bộ Chính trị.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Cần có các giải pháp tiếp cận thị trường nông sản tổng quan hơn'

Đây là ý kiến kết luận của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Trưởng Ban Chỉ đạo chất lượng, ATTP và phát triển thị trường, tại phiên họp lần thứ nhất của ban.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.