| Hotline: 0983.970.780

Gắn biển cống âu thuyền lớn nhất Việt Nam

Chủ Nhật 11/10/2020 , 19:54 (GMT+7)

Gắn biển cống âu thuyền lớn nhất Việt Nam là sự kiên quan trọng nhằm chào mừng Đại hội Đảng các cấp tỉnh Bạc Liêu, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chiều 11/10, tại huyện Hồng Dân, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Bộ NN-PTNT, gắn biển cống âu thuyền Ninh Quới nhằm chào mừng sự kiện Đại hội Đảng các cấp tỉnh Bạc Liêu, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh: Trọng Linh.

Chiều 11/10, tại huyện Hồng Dân, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Bộ NN-PTNT, gắn biển cống âu thuyền Ninh Quới nhằm chào mừng sự kiện Đại hội Đảng các cấp tỉnh Bạc Liêu, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh: Trọng Linh.

Chiều 11/10, tại huyện Hồng Dân, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Lễ gắn biển công trình cống âu thuyền Ninh Quới. Đây là Công trình thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp tỉnh Bạc Liêu, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 (thuộc Bộ NN-PTNT), công trình cống âu thuyền Ninh Quới được khởi công từ tháng 11/2018 trên tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, với kinh phí 360 tỷ đồng. Kết cấu chính của công trình gồm có 2 cống hở ở 2 đầu, buồng âu dài 150m, đáy rộng 31,5m và cửa van, đóng mở bằng xi-lanh thủy lực.

Gói thầu xây dựng công trình này còn bao gồm các hạng mục như: Nhà quản lí, hệ thống cấp điện vận hành, máy phát điện dự phòng, hệ thống điều khiển, vận hành và quan trắc…

Công trình cống âu thuyền Ninh Quới đưa vào vận hành sớm hơn 13 tháng so với dự kiến. Ảnh: Trọng Linh.

Công trình cống âu thuyền Ninh Quới đưa vào vận hành sớm hơn 13 tháng so với dự kiến. Ảnh: Trọng Linh.

Công trình có nhiệm vụ điều tiết nước, kiểm soát mặn, ngọt phục vụ trồng lúa và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và một phần của tỉnh Hậu Giang. Đặc biệt công trình hoàn thành và đưa vào vận hành sớm hơn 1 năm so với tiến độ đề ra, giúp điều tiết nước ứng phó hạn - mặn trong mùa khô năm 2019 - 2020.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Trước đây, việc điều tiết nước ở các huyện Hồng Dân, Giá Rai, và Phước Long của tỉnh Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn trong việc lấy nước mặn để nuôi thủy sản, vì có thể làm nước mặn đẩy lên và ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa ở TX Ngã Năm (Sóc Trăng) khiến hơn 9.000ha lúa ở đây bị ảnh hưởng mặn, gây thiệt hại về năng suất, chất lượng. Điều đáng nói, khi mặn xâm nhập vào đất đã ảnh hưởng đến nhiều vụ lúa liên tiếp, cho đến năm 2018, người dân nơi đây mới xả được hết mặn trong đất.

“Cống âu thuyền Ninh Quới vận hành đã góp phần cùng với những công trình khác xây dựng trong vùng chủ động điều tiết nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt cho vùng trồng lúa, màu ổn định của các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang, điều tiết nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng chuyển đổi sản xuất phía bắc Quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu", ông Ly cho biết.

Ông Lê Hồng Linh, Giám đốc  Ban  Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 (thuộc Bộ NN-PTNT) trình bày hiệu quả hoạt động của cống âu thuyền Ninh Quới . Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lê Hồng Linh, Giám đốc  Ban  Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 (thuộc Bộ NN-PTNT) trình bày hiệu quả hoạt động của cống âu thuyền Ninh Quới . Ảnh: Trọng Linh.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết, cống âu thuyền Ninh Quới là công trình trọng điểm của tỉnh Bạc Liêu đã giải quyết tình trạng mâu thuẫn giữa 2 vùng mặn - ngọt từ xưa đến nay của tỉnh Bạc Liêu và các vùng lân cận, giúp sản xuất lúa - tôm của tỉnh Bạc Liêu đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, việc đầu tư cống âu thuyền Ninh Quới cũng tạo ra hướng giao thông đường bộ mới cho huyện Hồng Dân, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Xem thêm
Không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm trong sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp

Trong sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, khó khăn ở cấp nào, cấp đó phải đứng ra xử lý; không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thủy lợi cho vùng đất khó [Bài 2]: Những chiếc cọn nước 'chở' mùa vàng

Để chống hạn cho cây lúa, nông dân tại các xã vùng cao của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái tạo ra những chiếc cọn dẫn nước lên các thửa ruộng cao.