| Hotline: 0983.970.780

Thứ Bảy 20/04/2019 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 20/04/2019

Gánh nặng quá khứ trên đôi vai Tổng Thanh tra Lê Minh Khái

Những ngày qua, dư luận cả nước ngó nhìn về Thanh tra Chính phủ bởi hai sự việc xảy ra liên tiếp.

Việc thứ nhất là một cán bộ thuộc Văn phòng Thanh tra Chính phủ đã “vay bất thường” của một mẹ liệt sĩ ở Bà Rịa - Vũng Tàu 400 triệu đồng hơn 2 năm không chịu trả.

Thứ hai, việc 4 cán bộ của Thanh tra Chính phủ đi công tác nước ngoài trước khi nghỉ hưu.

Trụ sở Thanh tra Chính phủ. (Ảnh: Bá Đô/VnExpress)

Công bằng, việc cán bộ đi nước ngoài công tác không đúng tiêu chuẩn đã xảy ra tại nhiều bộ, ngành, địa phương. Không ít ngân sách cho dành cho một số cán bộ mang danh “công tác” nhưng thực chất là “rong chơi”, “du hí”.

Tuy nhiên đối với hai vụ việc tại Thanh tra Chính phủ vừa qua đều được chỉ đạo xử lý khẩn trương, nghiêm túc trên tinh thần công khai và nhận trách nhiệm người đứng đầu.

Đối với vụ việc “vay” 400 triệu đồng, hi vọng sẽ được xử lý nghiêm minh thì với việc 4 cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu đi nước ngoài, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái công khai nhận trách nhiệm vì chưa thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nhân sự cụ thể. Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cũng khẳng định kiên quyết khắc phục việc này.

Nhìn lại những năm qua, ngành Thanh tra có không ít điều tiếng như một gánh nặng trên vai Tổng Thanh tra Lê Minh Khái.

Kể từ đời Tổng thanh tra Quách Lê Thanh khá “điều tiếng”, tiếp theo đến Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền với câu nói “nổi tiếng”: “Làm thối móng tay” và tài sản do “cô em họ tặng”.

Người kế nhiệm ông Truyền là ông Huỳnh Phong Tranh cũng rất… nổi tiếng bởi những vụ thăng quan ồ ạt và siêu tốc trong buổi “hoàng hôn nhiệm kỳ”.

Còn trong dân gian, từ lâu đã xuất hiện câu ca dao “Thanh cha (tra), thanh mẹ, thành dì/ Nếu có phong bì là lại thanh kiu (cảm ơn)”.

Tiếp nhận một “di sản” như vậy quả là rất nặng nề. Nhất là với một cơ quan nòng cốt trong công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay, khi mà “lò rừng rực cháy”.

Có lẽ cũng nên nhắc lại, ngay khi thành lập Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chủ tịch đã đích thân mời cụ Bùi Bằng Đoàn, một vị quan nổi tiếng thanh liêm triều Bảo Đại về làm Tổng Thanh tra Chính phủ với sự tin cậy và gửi gắm.

Mong rằng ngành Thanh tra dưới thời Tổng Thanh tra Lê Minh Khái sẽ bước sang một nhịp mới, xóa đi những tàn tích không hay, xứng đáng với chức năng, nhiệm vụ và niềm tin của nhân dân.

Xin chia sẻ với những “gánh nặng tàn tích” ông Khái!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm