| Hotline: 0983.970.780

Gánh nặng quê nghèo: Phải trả lại cho dân

Thứ Năm 16/07/2015 , 09:50 (GMT+7)

Ông Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), khẳng định: Bắt buộc phải trả lại ngay số tiền thu sai cho người dân. Không chỉ phải trả ngay mà phải tổ chức xin lỗi người dân một cách công khai./ Đừng đẩy nông dân vào đường cùng

* Phép nước còn đâu nếu cứ kéo dài!

Đề cập đến loạt phóng sự điều tra “Gánh nặng quê nghèo” đăng trên báo NNVN từ ngày 6/7/2015 với nội dung chính quyền nhiều xã ở Hà Tĩnh lạm thu các khoản trái quy định, ông Lê Hồng Sơn (ảnh), nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) nói: Đây là một thủ đoạn để tận thu ở cơ sở. Nếu không kiểm tra quyết liệt, xử lý dứt điểm thì sẽ là gánh nặng cho nông dân và để lại hậu quả khó lường.

19-09-15_ong-le-hong-son-nguyen-cuc-truong-cuc-kiem-tr-vn-bn-quy-phm-php-lut-bo-tu-php

Huyện từng khẳng định sai!

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành tư pháp, được giao nhiệm vụ thẩm định, phản biện và kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật trước và sau khi ban hành, ông Lê Hồng Sơn vào chuyện với chúng tôi bằng những căn cứ pháp lý.

Ông bảo, các bạn viết bài, vậy tài liệu thu thập được gồm cái gì liên quan để hỏi hãy bày lên bàn cho tôi. Chúng ta sẽ giải quyết từng nhóm vấn đề, cắt nghĩa từng loại văn bản. Việc này không thể “phán” theo cảm quan được. Phải trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Có như vậy mới chặt chẽ.

Ông lướt nhanh các bài viết Gánh nặng quê nghèo. Ông dừng lại rất lâu trước dòng chữ thu “Quỹ giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất” ở xã Thường Nga, “Quỹ tu bổ giao thông, Quỹ trả công cán bộ không chuyên trách” ở xã Kim Lộc, “Quỹ văn hóa, Quỹ hành chính phúc lợi” ở xã Thanh Lộc..., rồi lặng người đi.

Nhìn bảng tổng hợp phương án thu của các xã, ông Sơn cho rằng, các khoản thu này được UBND xã viết ra từ những con số cụ thể và rất đáng bàn. Trong tập tài liệu dày cộp của báo NNVN để trên bàn, ông Sơn lấy ra 4 văn bản lần lượt cắt nghĩa căn cứ pháp lý rồi khẳng định những vi phạm khi thực hiện việc thu thuế, phí, quỹ của người dân.

Văn bản số 1611 ngày 27/11/2014 của UBND huyện Can Lộc báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh về tình hình thu các loại quỹ tại xã Thường Nga năm 2014 do Chủ tịch Võ Hữu Hào ký nêu rõ: Năm 2014, UBND xã Thường Nga thu quỹ xây dựng hạ tầng theo đầu sào 50.000 đồng/sào được 339.033.000 đồng.

“Đó là khoản thu do UBND xã đặt ra chứ chẳng có quy định pháp luật và cũng chẳng phải loại quỹ được vận động nhân dân đóng góp” – ông Sơn ngạc nhiên.

Ngoài ra, xã này còn thu: Quỹ văn hóa vận động thu theo đầu sào 22.000đồng/sào được 149.174.000 đồng; quỹ phát triển sản xuất vận động thu theo đầu sào 20.000 đồng/sào được 135.613.000 đồng; quỹ đất tang tế vận động thu theo đầu sào 37.000 đồng/sào được 250.884.000 đồng. Tổng số các quỹ trên là 1.073.318.000 đồng.

19-09-15_quyet-dinh-phn-bo-tung-khon-thu-muc-thu-cu-ubnd-x-thuong-ng-nm-2015-cho-cc-xom
Quyết định của UBND xã phân bổ khoản thu, mức thu của từng xóm tại xã Thường Nga năm 2015

UBND huyện Can Lộc khẳng định: “Việc vận động thu một số quỹ như quỹ tang tế, quỹ phát triển sản xuất và thu theo đầu sào đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thường Nga là chưa đúng quy định”.

Thưa ông, việc chính quyền nhiều xã thu sai như vậy thì họ có nên trả lại tiền cho người dân không?

Sao lại là nên trả. Phải trả. Bắt buộc phải trả ngay cho người dân chứ. Thu sai của người ta hàng trăm triệu đồng như thế cơ mà. Đó là mồ hôi nước mắt mà người nông dân lặn lội, chân lấm, tay bùn mà có. Không chỉ phải trả ngay mà phải tổ chức xin lỗi người dân một cách công khai. Không lẽ cứ để tình trạng này lộn xộn mãi sao? Phép nước còn đâu nếu cứ kéo dài!

Ông Lê Hồng Sơn nói: Rất tiếc, văn bản trên mới chỉ ra cái sai chứ không đề cập xử lý trách nhiệm. Điều quan trọng trong thu sai là phải xin lỗi và trả lại tiền cho người dân. Tổng hai khoản quỹ tang tế và quỹ phát triển sản xuất mà huyện chỉ ra sai cũng xấp xỉ 400.000.000 đồng chứ có ít đâu!

Không có căn cứ để thu hàng trăm triệu đồng

Đến “Quỹ giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất”  thì ông Lê Hồng Sơn xem đi xem lại rất kỹ 3 văn bản: Thứ nhất là bảng thông báo vận động hộ gia đình nộp các loại quỹ, thuế, phí năm 2015; Hai là Nghị quyết 47 ngày 9/1/2015 của HĐND xã về công tác xây dựng cơ bản và dự toán ngân sách năm 2015; Ba là thông báo số 126 ngày 10/3/2015 của UBND huyện Can Lộc về việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật.

Nghiên cứu kỹ các các văn bản, ông Sơn cho biết: Khoản quỹ giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất do UBND xã Thường Nga trực tiếp thu của người dân là một con số không nhỏ, với 752.801.000 đồng. Vấn đề đặt ra ở đây là căn cứ pháp lý để thu khoản quỹ trên là ở chỗ nào? Việc muốn thu loại quỹ gì cũng phải có trong quy định, cấp có thẩm quyền đồng ý, nhân dân ủng hộ. Chứ không phải cứ đặt ra là tận thu. Nhà nước không có quy định thu của dân loại quỹ này.

Về bản Nghị quyết của HĐND xã Thường Nga, ông Sơn cho rằng các căn cứ để ban hành Nghị quyết này là chưa đầy đủ, thể thức văn bản sai sót, không đúng với quy định về văn bản quy phạm pháp luật. Trong dự toán thu/chi năm 2015 của xã Thường Nga mà Nghị quyết đặt ra thì không có mục cho UBND xã thu quỹ giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất. Vậy căn cứ vào đâu để UBND xã Thường Nga đưa ra khoản thu này?

“Vậy là có vấn đề. Các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh phải có trách nhiệm làm rõ chứ thế này thì tù mù và tội nông dân quá” – ông Sơn đề nghị.

Tại văn bản 126 ngày 10/3 của UBND huyện Can Lộc nhắc đến một Nghị quyết khác của HĐND xã Thường Nga. Đó là Nghị quyết số 48 ngày 9/1/2015 về việc giảm nguồn thu quỹ hoạt động và vận động nhân dân đóng góp thu nhân khẩu có ruộng năm 2015.


Văn bản "tuýt còi" Nghị quyết HĐND xã Thường Nga ban hành sai quy định pháp luật của UBND huyện Can Lộc

Theo đó, UBND huyện Can Lộc khẳng định: “Việc thu quỹ hoạt động và vận động nhân dân đóng góp theo khẩu có ruộng phải đưa ra bàn bạc rộng rãi và được nhân dân quyết định trực tiếp. Chính quyền địa phương không được quy định bằng văn bản. Việc HĐND xã Thường Nga quy định trong Nghị quyết là không đúng với tinh thần Pháp lệnh 34 của Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”.

Đề cập đến việc thực hiện các loại quỹ vận động nhân dân đóng góp theo quy định của Nhà nước, ông Lê Hồng Sơn nói rằng: Đã là vận động thì phải trên tinh thần tự nguyện. Chính quyền phải tổ chức họp được nhân dân thảo luận và quyết định. Khi vận động người dân có hoặc không, ít hay nhiều cũng được. Sao lại áp cho người ta một con số cụ thể ai cũng như ai, xóm nào cũng như xóm nào là sao?

UBND huyện giao UBND xã tự kiểm tra văn bản, xử lý và thông báo về huyện (qua Phòng Tư pháp). Không biết UBND xã đã kiểm tra văn bản sai trái này chưa? Chứ người ta cho rằng, UBND xã đã “trá hình, biến tướng” để thực hiện cho bằng được khoản thu trái khoáy “Quỹ giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất” với 752.801.000 đồng.

Qua phân tích, đánh giá từ những căn cứ pháp lý, ông Lê Hồng Sơn khẳng định: Ở đây có sự liều lĩnh, bất chấp luật pháp và coi thường nhân dân của những cán bộ ở xã Thường Nga. Việc HĐND xã tự ý ban hành Nghị quyết ấn định như thế là việc làm vô căn cứ, không hiểu  pháp luật.

Vi phạm nghiêm trọng

Theo ông Sơn, việc UBND xã Thường Nga gửi thông báo đến từng hộ dân với những mức thu cụ thể để tận thu trong 3 ngày là vi phạm pháp luật .

Tại mục Quỹ an ninh quốc phòng có Quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành hẳn hoi, tại điều 2 ghi rõ: Vận động các cơ quan, tổ chức, DN, hộ sản xuất và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh tự nguyện đóng góp theo khả năng và hình thức thích hợp để lập quỹ ở xã, phường, thị trấn. Điều 4 nêu 6 nhóm đối tượng được miễn vận động. Điều 5 ghi mức huy động không quá 40.000 đồng/hộ/năm.

“Quy định này, có 2 điểm chú ý: Thứ nhất quỹ thu trên tinh thần vận động và tự nguyện của nhân dân. Hai là việc tỉnh ra một mức tối đa không có nghĩa tất cả cứ lấy mức đó để áp đặt cho các hộ gia đình, nhất là hộ nằm trong nhóm được miễn. Quy định một mức như vậy là không đúng, dẫn đến triển khai ở cộng đồng càng cố tình làm sai, áp đặt đồng loạt. Đã vận động và tự nguyện thì dân đóng góp 5 ngàn hay 10 ngàn cũng quý. Còn ai có điều kiện đóng nhiều hơn thì càng tốt” – ông Sơn lưu ý.

Theo ông Sơn thực trạng cán bộ ở cơ sở quan liêu, cố tình làm trái các quy định Nhà nước đang phổ biến là điều đáng lo ngại. Nhưng đáng báo động hơn chính là sự hách dịch, kèn cựa và gây khó dễ với người dân khi không có điều kiện tham gia đóng góp đầy đủ cho địa phương.

Ông Sơn tâm sự: Tôi bỏ cả buổi trưa không ngủ để đọc hết các bài viết trong Gánh nặng quê nghèo. Tôi cho rằng, báo NNVN đã phát hiện được vấn đề rất hay, mạnh dạn chỉ ra những sai trái, vi phạm của chính quyền cơ sở. Nói là vấn đề hay nhưng đọc lên trong tôi có một cảm giác chua xót, ngậm ngùi.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm