| Hotline: 0983.970.780

Gạo vàng bất ngờ khuấy đảo chính trường Philippines

Thứ Ba 28/09/2021 , 13:53 (GMT+7)

Philippines Không lâu sau khi loại gạo vàng GMO được phép sản xuất thương mại, giới phản đối thực phẩm biến đổi gen lên tiếng về độ an toàn, trong khi chính phủ nói ngược lại.

Kêu gọi nông dân biểu tình

Melanie Guavez, một nông dân trồng lúa ở Camarines Sur, cực đông nam của tỉnh Luzon, đồng thời là lãnh đạo liên minh chống thực phẩm biến đổi gen (GMO) mang tên SIKWAL cho biết: “Gạo vàng sẽ đầu độc đất đai của chúng ta”.

Giống lúa vàng đã được chính phủ Philippines phê duyệt sản xuất thương mại từ ngày 23/7/2021. Ảnh: AFP

Giống lúa vàng đã được chính phủ Philippines phê duyệt sản xuất thương mại từ ngày 23/7/2021. Ảnh: AFP

“Chính phủ không thông báo cho bất kỳ ai trong chúng tôi về những tác động tiêu cực mà giống lúa vàng có thể gây ra đối với đất đai và sinh kế của nông dân. Họ đang cố gắng đánh lừa chúng tôi khi chỉ nói ra một nửa sự thật, đồng thời hứa sẽ giúp nông dân về thuốc trừ sâu, hạt giống…Nhưng thực ra là họ đang cố gắng loại bỏ các phương pháp sản xuất truyền thống”, bà Guavez nói.

"Bạn sẽ cần phải ăn khoảng 4 kg gạo vàng để đáp ứng nhu cầu vitamin A. Vậy thì tại sao không trợ cấp cho các hoạt động sản xuất và phân phối các loại giống bản địa khác? Lý do: giống cây trồng GMO chính là một ‘cây ATM’ và chính phủ Philippines đang môi giới bản thỏa thuận này cho những người đứng về phe lợi nhuận", bà Cathy Estavillo chỉ trích khi dẫn một nghiên cứu được thực hiện bởi một nhà nghiên cứu độc lập ở Úc, người đã tuyên bố rằng 4 kg gạo vàng và một củ cà rốt có cùng hàm lượng vitamin A.

Bà Guavez cho biết, hiện nhiều nhóm nông dân trong vùng đang lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình kêu gọi nhổ bỏ giống lúa vàng.

Ở một khía cạnh khác, bà Guavez nói rằng việc trồng giống lúa vàng GMO đòi hỏi người nông dân phải lệ thuộc quá nhiều vào thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể khiến những người nông dân bình thường không thể đáp ứng được. Vị này cho biết, giống lúa mới sẽ đẩy nông dân lâm vào cảnh nợ nần, buộc phải bán đất canh tác của họ cho các tập đoàn lớn. Bà Guavez lo ngại rằng, chẳng bao lâu nữa những vùng trồng lúa trọng điểm của vùng Bicol sẽ bị các công ty thôn tính.

"Các doanh nghiệp lớn sẽ được hưởng lợi từ điều này chứ không phải nông dân. Chúng tôi đang cố gắng bảo vệ hạt giống bản địa cũng như tư liệu sản xuất. Tại sao nông dân chúng tôi lại cần loại cơm gạo gì đó trong phòng thí nghiệm? Thay vào đó, chính phủ nên hỗ trợ các sáng kiến ​​của nông dân", bà Guavez lên tiếng.

Đồng quan điểm, hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Philippines Giovanni Tapang cho rằng: Không nên để đầu vào của sản xuất phải chịu sự lệ thuộc và kiểm soát của các công ty đa quốc gia về hóa chất nông nghiệp. Những tuyên bố to tát của các công ty công nghệ sinh học, nhằm cung cấp thực phẩm cho thế giới đã bỏ qua một thực tế rằng phần lớn người nông dân của chúng tôi không có đất hoặc thiếu đất để duy trì sản xuất nuôi sống gia đình của họ".

Bà Cathy Estavillo, thuộc mạng lưới Amihan, một tổ chức trong nước phản đối lúa vàng nói rằng chính phủ Philippines đã “bỏ quên” nông dân để chạy theo xu thế toàn cầu hóa tân tự do, vốn không mang lại điềm báo tốt cho nông dân. Hơn nữa, bà Cathy cho hay, các tập đoàn đa quốc gia đã nỗ lực hỗ trợ phát triển gạo GMO trong nhiều năm chỉ nhằm thu lợi từ sản xuất và chiếm giữ thị trường của họ.

Được biết hiện Amihan đang làm việc với các nhà lập pháp và các quan chức ở một số địa phương nhằm đưa ra một nghị quyết hoặc lệnh cấm trồng lúa vàng.

Nhà khoa học nói gì?

Trong khi đó, tiến sĩ Rey Ordonio, trưởng dự án Gạo vàng tại Viện Nghiên cứu lúa quốc gia (PhilRice) thì phân bua: "Chúng tôi chỉ đơn giản là cung cấp hạt giống lúa vàng (Golden Rice) như một giống lúa lai bình thường mà nông dân có thể lựa chọn để sản xuất. Đây là giống lúa được phát triển vì mục đích nhân đạo và nó không khác gì một giống lúa lai thông thường nhằm đảm bảo rằng, nó sẽ có giá cả phải chăng, dễ tiếp cận với người nông dân và người tiêu dùng".

Một thửa ruộng lúa vàng thử nghiệm ở Philippines. Ảnh: Reuters

Một thửa ruộng lúa vàng thử nghiệm ở Philippines. Ảnh: Reuters

Ông Ordonio đảm bảo với người tiêu dùng rằng, gạo vàng là hoàn toàn an toàn khi trưng ra bản báo cáo nghiên cứu đánh giá năm 2016 của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ, khi tiến hành khảo sát gần 900 nghiên cứu và ấn phẩm chứng minh rằng cây trồng biến đổi gen là không nguy hiểm.

Cuối tháng 7/2021, Philippines đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận gạo vàng biến đổi gen là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có thể giúp chống lại nạn suy dinh dưỡng đồng thời góp phần duy trì an ninh lương thực quốc gia.

Gạo vàng (Golden Rice) do Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), có trụ sở tại Laguna, phía nam thủ đô Manila phát triển nhằm giúp hạn chế tình trạng thiếu vitamin A ở các quốc gia đang phát triển. Nó được đặt tên theo màu vàng của hạt gạo. Việc trồng thử nghiệm giống lúa này bắt đầu ở Philippines vào năm 2013, dưới sự giám sát của Bộ Nông nghiệp và các cơ quan trực thuộc.

Trong báo cáo đánh giá phê duyệt an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết, gạo vàng là dấu mốc quan trọng về dinh dưỡng của đất nước và dự kiến sẽ được trồng ở một số địa phương ngay trong vụ mùa mưa năm 2022.

Còn theo IRRI, khoảng 1/5 trẻ em vùng nông thôn nghèo nhất Philippines vẫn đang bị thiếu vitamin A- chất dinh dưỡng giúp cho da và mắt khỏe mạnh và nếu thiếu hụt có thể gây ra bệnh mù lòa.

(Nikkei Asia Review)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm