| Hotline: 0983.970.780

Gặp mặt trực tuyến kỷ niệm ngày truyền thống PVFCCo

Thứ Sáu 24/09/2021 , 10:23 (GMT+7)

Ngày 21/9/2021, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã tổ chức Gặp mặt kỷ niệm Ngày truyền thống Tổng công ty theo hình thức trực tuyến tại hơn 120 điểm.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cán bộ công nhân viên (CBCNV) PVFCCo đã liên tục “3 tại chỗ” hoặc tuân thủ giãn cách, làm việc online nhiều tháng qua, đây là một sự kiện hết sức đặc biệt và tràn đầy xúc động, tình cảm ấm áp, không chỉ giúp ôn lại truyền thống, quá trình hình thành phát triển đáng tự hào của Tổng công ty, mà còn là cơ hội quý báu để anh chị em tương tác, thăm hỏi, động viên, bày tỏ sự quan tâm đến nhau, đến ngôi nhà chung PVFCCo, đến ngành Dầu khí. Đó cũng chính là truyền thống, là nét đẹp văn hóa của Tổng công ty, của người dầu khí.

Quang cảnh buổi gặp mặt truyền thống hàng năm vào ngày 21/9 do PVFCCo tổ chức.

Quang cảnh buổi gặp mặt truyền thống hàng năm vào ngày 21/9 do PVFCCo tổ chức.

Tham dự buổi Gặp mặt trực tuyến này có các đồng chí nguyên lãnh đạo PVFCCo, ông Bỳ Văn Tứ - Nguyên Giám đốc Ban QLDA Nhà máy Đạm Phú Mỹ; ông Nguyễn Xuân Thắng, nguyên UVHĐTV Tập đoàn, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT PVFCCo, ông Phan Đình Đức, nguyên UVHĐTV Tập đoàn, nguyên TGĐ PVFCCo.

Về phía PVFCCo có ông Hoàng Trọng Dũng, Bí thư Đảng ủy, CT HĐQT Tổng côg ty; ông Lê Cự Tân, Phó bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc; các đồng chí trong Ban thường vụ Đảng ủy, BCH Đảng bộ, Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát; Chi ủy, lãnh đạo, đại diện các đơn vị thành viên, trực thuộc, Công ty Bao bì Đạm Phú Mỹ; lãnh đạo, đại diện các tổ chức đoàn thể, đại diện người lao động PVFCCo và các đơn vị.

Phát biểu khai mạc buổi gặp mặt, ông Hoàng Trọng Dũng đã khẳng định ngày 21/9/2004 - ngày diễn ra lễ bàn giao Nhà máy Đạm Phú Mỹ - dự án cấp quốc gia từ liên danh nhà thầu Technip – Samsung cho Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – tiền thân của Tổng công ty, để rồi ngày này được chọn là ngày truyền thống PVFCCo, đã trở thành cột mốc quan trọng không chỉ trong lịch sử phát triển của Tổng công ty chúng ta, mà còn của cả ngành phân bón Việt Nam. Kể từ ngày đó tới hôm nay, mười bảy năm trôi qua, Tổng công ty đã không ngừng phát triển, lớn mạnh.

Từ chỗ chỉ có một Nhà máy sản xuất ra một loại sản phẩm phân bón duy nhất, Tổng công ty đã triển khai hàng loạt dự án, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển, để hiện nay có Tổ hợp sản xuất đa dạng các sản phẩm phân bón từ phân đơn, phân hỗn hợp các loại. Từ chỗ chỉ sản xuất một sản phẩm hóa chất là amoniac nay đã cung ứng hàng loạt hóa phẩm dầu khí, phụ gia phục vụ sản xuất phân bón, khí C02 thực phẩm, tích cực tham gia các hoạt động kinh doanh quốc tế…, đưa tổng sản lượng phân bón và hóa chất hàng năm lên tới trên 1 triệu tấn các loại.

Song song đó, PVFCCo đã xây dựng hệ thống đối tác, phân phối khắp các vùng miền của đất nước và đang vươn ra thị trường quốc tế, có đội ngũ nhân sự vững vàng, hệ thống quản trị hiện đại. Thương hiệu Phân bón Phú Mỹ đứng số 1 trong ngành phân bón và trong nhóm 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Đây là những kết quả hết sức tuyệt vời trong suốt 17 năm qua và nhân dịp này, thay mặt cho Ban lãnh đạo PVFCCo đồng chí đã gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thế hệ CBCNV, người lao động, đặc biệt là các đồng chí nguyên lãnh đạo PVFCCo qua các thời kỳ, những cán bộ đã có thời gian dài công tác, cống hiến cả tuổi trẻ cho sự phát triển của PVFCCo.

Ông Hoàng Trọng Dũng cũng bày tỏ tin tưởng rằng: Tiếp nối truyền thống đáng tự hào đã được dày công vun đắp qua các thế hệ và lứa tuổi 17-18, tuổi thanh niên rất đẹp, sung sức, nhiều khát vọng, hoài bão, tập thể Tổng công ty sẽ luôn luôn là một khối đoàn kết, thống nhất và vững chắc, để cùng nhau nhận diện thách thức, đổi mới xây dựng chiến lược kịp thời thích ứng trong bối cảnh “kinh tế xanh”, “kinh tế số”, sự chuyển dịch năng lượng tái tạo đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế, nhằm đưa Tổng công ty tiếp tục tiến lên, đi tới các bến bờ mới.

Tiếp lời ông Hoàng Trọng Dũng, ông Lê Cự Tân đã thông tin, chia sẻ về tình hình thực hiện kế hoạch SX-KD năm 2021; bối cảnh, thuận lợi, khó khăn, các kịch bản ứng phó và dự kiến các chỉ tiêu KH của TCT. Theo đó, mặc dù năm 2021 chúng ta đang phải đối mặt với tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp, vừa phải chống dịch mà phải đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh song với sự nỗ lực, đồng lòng thì trong 9 tháng đã qua, PVFCCo đã cơ bản vượt tất cả các chỉ tiêu đề ra, đặc biệt các chế độ chính sách, thu nhập cho người lao động đều đảm bảo.

Tổng giám đốc cũng lưu ý trong 3 tháng cuối năm chúng ta cần tận dụng nguồn khí để gia tăng năng suất, tăng sản lượng lên tối đa, đẩy nhanh và hoàn thành việc thanh quyết toán dự án. Đồng chí cũng lưu ý năm 2022 sẽ là 1 năm hết sức khó khăn về nguồn khí đầu vào, dịch Covid-19 tiếp tục khó lường… điều này đòi hỏi chúng ta cần xây dựng các kế hoạch, kịch bản cẩn trọng, tối ưu nhất và cùng nhau đoàn kết vượt qua khó khăn.

Trong chương trình buổi gặp mặt, các đại biểu tham dự đã được nghe những chia sẻ xúc động về truyền thống, về kỷ niệm với Tổng công ty cũng như những góp ý chân thành, hiến kế để Tổng công ty ngày càng phát triển hơn nữa từ các nguyên lãnh đạo Tổng công ty, ông Bỳ Văn Tứ - Nguyên Giám đốc Ban QLDA Nhà máy Đạm Phú Mỹ; ông Nguyễn Xuân Thắng, nguyên UVHĐTV Tập đoàn, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT PVFCCo, ông Phan Đình Đức, nguyên UVHĐTV Tập đoàn, nguyên TGĐ PVFCCo.

Nguyên các lãnh đạo PVFCCo khẳng định, việc đầu tư xây dựng Nhà máy Đạm Phú Mỹ thời điểm đó là một quyết định dũng cảm, sáng suốt của Đảng, Nhà nước trong điều kiện ngân sách eo hẹp và sứ mệnh, quá trình phát triển, kết quả, đóng góp của PVFCCo đã chứng minh tính đúng đắn của quyết sách ấy.

Chúng ta đã đi từ không đến có, từ sản xuất đến kinh doanh: Xây dựng nên 1 nhà máy hiện đại công suất lớn đến 1 hệ thống phân phối vững chắc trong cả nước, được bà con nông dân yêu mến, tin dùng, góp phần thực hiện mục tiêu Tam nông của Đảng và Chính phủ. Đồng thời, Nhà máy Đạm Phú Mỹ còn là cái nôi đào tạo nên 1 đội ngũ cán bộ giỏi, điều hành các nhà máy sản xuất cho khâu sau Dầu khí tại các đơn vị trong Tập đoàn và trong ngành phân bón.

Các đồng chí dặn dò thế hệ sau cần tiếp tục phát huy tinh thần “những người đi tìm lửa”, tiếp tục cập nhật chiến lược phát triển để thích ứng với tình hình mới, đa dạng hóa sản phẩm phân bón, hóa chất, hóa dầu, các giải pháp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu suất cạnh tranh, bắt nhịp xu hướng phát triển nông nghiệp rất rõ ràng và mạnh mẽ, 4.0 thời kỳ “hậu Covid”.

Trong chương trình, đại diện các tổ chức đoàn thể, người lao động đã chia sẻ những cảm xúc tự hào của mình trong suốt những năm tháng làm việc tại PVFCCo chia sẻ về tình hình làm việc trong điều kiện sản xuất kinh doanh “3 tại chỗ” và trân trọng cảm ơn sự chăm lo kịp thời của Ban lãnh đạo PVFCCo và các đơn vị, các tổ chức đoàn thể để CBNV yên tâm công tác, qua đó, càng thêm tin tưởng vào cam kết sẽ nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ban lãnh đạo PVFCCo cũng chia sẻ về chiến lược trong thời gian tới, về công tác tái cơ cấu, triển khai các dự án trọng điểm và cập nhật các thông tin, chế độ chính sách ....cho người lao động tiếp tục yên tâm công tác, gắn bó..

Phát biểu kết thúc buổi họp mặt, ông Hoàng Trọng Dũng và ông Lê Cự Tân đã gửi lời tri ân đến Ban Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Tổng công ty qua các thời kỳ, đến toàn thể CBCNV PVFCCo, trân trọng tiếp thu các góp ý tâm huyết của các đại biểu và gửi lời chúc sức khỏe, an lành đến toàn thể đại biểu và gia đình.

Có thể nói, đại gia đình PVFCCo đã cùng nhau trải qua chương trình Gặp mặt trực tuyến đầy ý nghĩa, cho thấy dù ảnh hưởng của dịch bệnh, chúng ta tuy xa mặt mà chẳng hề cách lòng, luôn đồng tâm hiệp lực, tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của Tổng công ty đã được các thế hệ dày công vun đắp trong nhiều năm qua; tăng cường đoàn kết, siết chặt kỷ cương, sáng tạo hơn nữa trong tư duy, dũng cảm hơn nữa trong việc ra quyết sách, và quyết liệt hơn nữa trong hành động, tự tin nhìn về phía trước, nắm bắt cơ hội, biến thách thức thành cơ hội, lập nên những kỳ tích mới.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm