| Hotline: 0983.970.780

Giá cao, giải thưởng ngon nhất thế giới… nâng cao vị thế hạt gạo Việt Nam

Thứ Bảy 09/12/2023 , 14:00 (GMT+7)

‘Chưa có năm nào giá lúa gạo cao như năm nay và thời gian gần đây giá lúa gạo vẫn tăng’, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã có những chia sẻ với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam về bức tranh ngành nông nghiệp Việt Nam 11 tháng năm 2023, cũng như nỗ lực của toàn ngành quyết tâm đạt mục tiêu xuất khẩu 54 tỷ USD.

Chưa có năm nào giá lúa gạo cao như năm nay

Thưa Thứ trưởng, Thứ trưởng đánh giá như thế nào về kết quả sản xuất của toàn ngành nông nghiệp 11 tháng năm 2023?

“Năm nay, như chúng ta thấ,y rất khó khăn trong xuất khẩu, tuy nhiên toàn ngành nông nghiệp đã, đang và sẽ bám đuổi mục tiêu 54 tỷ USD”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định.

2023 là một năm đặc biệt khó khăn đối với toàn ngành kinh tế, không chỉ Việt Nam mà với tất cả quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên với sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nông nghiệp Việt Nam vẫn thu được những kết quả rất tích cực. 

Về sản xuất lúa gạo, chưa có năm nào giá lúa gạo cao như năm nay và thời gian gần đây giá lúa gạo vẫn tăng. Giá lúa gạo Việt Nam cao nhất thế giới. Đến nay, sản lượng lúa của Việt Nam đạt 41,17 triệu tấn, kế hoạch đạt trên 43 triệu tấn có tính khả thi rất cao. Như vậy vừa phục vụ cho 100 triệu dân, vừa đảm bảo đủ chế biến, dự trữ, chăn nuôi và làm giống.

Tương tự với xuất khẩu gạo, chúng ta sẽ đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua. Hiện xuất khẩu gạo của nước ta 11 tháng đã đạt 4,41 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 7,75 triệu tấn. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, với sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành nông nghiệp Việt Nam 11 tháng năm 2023 vẫn thu được những kết quả rất tích cực. Ảnh: Hồng Thắm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, với sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành nông nghiệp Việt Nam 11 tháng năm 2023 vẫn thu được những kết quả rất tích cực. Ảnh: Hồng Thắm.

Về thực phẩm, quy mô đàn lợn khoảng 28 triệu con, tăng 4%; đàn gia cầm 552 triệu con, tăng 3%; đàn bò thịt tăng 0,6%; sản lượng trứng phấn đấu 18,5 tỷ quả; sữa năm nào cũng tăng trưởng hai con số, mục tiêu năm nay là 1,28 triệu tấn.

Về thủy sản, tổng sản lượng năm 2023 chắc chắn sẽ đạt trên 9 triệu tấn. Hiện nay đến hết tháng 11 đã đạt 8,5 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 4,9 triệu, tăng 4%; khai thác 3,6 triệu tấn, tăng 0,4%.

Hai ngành chăn nuôi, thủy sản chiếm tỷ trọng trên 50% đều duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 5%. Đây là hai lĩnh vực quan trọng góp phần đưa nông nghiệp đạt mục tiêu tăng trưởng.

Về xuất khẩu, 11 tháng năm 2023, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 47,84 tỷ USD, vẫn giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, riêng tháng 11, ngành đã xuất khẩu được 4,79 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên có 10.881 sản phẩm, xây dựng nông thôn mới đạt 74,25%. Đó là những con số rất quan trọng cho thấy sự phát triển, đóng góp tích cực của ngành nông nghiệp đối với ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế nói chung.

Ngoài ra, thặng dư thương mại ngành nông nghiệp cũng đạt dấu ấn với 10,6 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Liệu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp nước ta năm 2023 có đạt được mục tiêu 54 tỷ USD như đã đề ra, khi chỉ còn 1 tháng cuối cùng của năm để thực hiện, thưa ông?

Năm nay như chúng ta thấy rất khó khăn trong xuất khẩu, tuy nhiên toàn ngành nông nghiệp đã, đang và sẽ bám đuổi mục tiêu 54 tỷ USD. Đến nay, giá trị xuất khẩu toàn ngành là 47,84 tỷ, vẫn thấp hơn 2,7% so với cùng kỳ năm 2022. Nhưng với những lợi thế của rau củ quả, lúa gạo, hạt điều… và sự ổn định trở lại của lâm nghiệp, thủy sản, ngành phấn đấu đạt mục tiêu 54 tỷ USD năm 2023.

Thủy sản là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần đưa nông nghiệp đạt mục tiêu tăng trưởng. Ảnh: Hồng Thắm.

Thủy sản là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần đưa nông nghiệp đạt mục tiêu tăng trưởng. Ảnh: Hồng Thắm.

Chúng ta thấy cơ cấu thị trường có sự thay đổi. Thị trường Trung Quốc dẫn đầu trong nhập khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam với giá trị khoảng 11,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 23,2%. Tiếp đến là thị trường Mỹ chiếm 20,6% với 9,5 tỷ USD; thị trường châu Âu và các thị trường khác 19,5 tỷ USD, chiếm 40%; Nhật Bản 3,5 tỷ USD, chiếm 7,4%; Hàn Quốc và Philippines trên 1,9 tỷ USD, chiếm 1,4%.  

Trên cơ sở các các ngành hàng như rau quả, lúa gạo, thủy sản, lâm sản…, Bộ NN-PTNT sẽ cùng các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp thúc đẩy sản phẩm thế mạnh cùng lợi thế thị trường để xuất khẩu về đích như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 

Từ nay đến cuối năm sẽ có cơ hội ký thêm 4 nghị định thư

Thứ trưởng có lưu ý gì đối với thị trường Trung Quốc khi Việt Nam đã mở cửa được một số ngành hàng để xuất khẩu chính ngạch?

Trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của Trung Quốc tăng 15 - 20%. Chúng ta phấn đấu rất lâu dài để có những nghị định thư xuất khẩu chính ngạch. Các đối tượng xuất khẩu chính ngạch ngày càng mở rộng, sắp tới sẽ có thêm 4 đối tượng là dược liệu, dừa, hoa quả đông lạnh và dưa hấu, chuyển từ xuất khẩu truyền thống sang xuất khẩu chính ngạch.

Từ nay đến cuối năm chúng ta sẽ có cơ hội ký 4 nghị định thư này. Nếu triển khai được, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán sẽ đóng góp thêm vào xuất khẩu nông sản cho năm 2023 và những tháng đầu năm 2024.

Sắp tới sẽ có thêm 4 đối tượng là dược liệu, dừa, hoa quả đông lạnh và dưa hấu, chuyển từ xuất khẩu truyền thống sang xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: TL.

Sắp tới sẽ có thêm 4 đối tượng là dược liệu, dừa, hoa quả đông lạnh và dưa hấu, chuyển từ xuất khẩu truyền thống sang xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: TL.

Những khó khăn, vướng mắc đã được cả Việt Nam và Trung Quốc bàn bạc, tháo gỡ. Bộ NN-PTNT đề nghị các doanh nghiệp, địa phương, hiệp hội ngành hàng đặc biệt lưu ý về chất lượng vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, cơ sở đóng gói… Thị trường đang có điều kiện mở rộng, cần tranh thủ thu hoạch, sơ chế, chế biến, thúc đẩy và thực hiện tốt các nghị định thư giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Vừa qua, Bộ NN-PTNT cũng đã ký kết với Quảng Tây (Trung Quốc) về nghị định thư xuất khẩu động vật và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh hai bên biên giới để tăng cường xuất khẩu động vật và các sản phẩm động vật. Đây là cơ hội mở rộng các đối tượng xuất khẩu, đồng thời tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Nâng cao vị thế hạt gạo Việt Nam

Vừa qua, Việt Nam đã giành giải thưởng Gạo ngon nhất thế giới” tại Hội nghị Thượng đỉnh Lúa gạo quốc tế năm 2023 diễn ra tại Cebu, Philippines, Thứ trưởng đánh giá thế nào về kết quả này?

Việt Nam đã xuất khẩu 7,75 triệu tấn gạo, trị giá 4,41 tỷ USD trong 11 tháng năm 2023, tăng 36,3% so với năm ngoái. Việt Nam đã có 85% giống lúa mới, 89% gạo chất lượng cao. Đây chính là ưu thế. Chúng ta đã có chuỗi lúa gạo rất tốt. Sắp tới sẽ tổ chức Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam tại Hậu Giang.

Việc Việt Nam giành giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” tại Hội nghị Thượng đỉnh Lúa gạo quốc tế năm 2023 diễn ra tại Cebu, Philippines một lần nữa khẳng định giá trị, thương hiệu gạo Việt Nam trên trường quốc tế.

Từ những năm bao cấp phải nhập 2 triệu tấn lương thực, hiện chúng ta đã xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo (năm 2023). Một lần nữa Việt Nam khẳng định thêm với thị trường trong nước, quốc tế là sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất các loại lúa chất lượng cao, cũng như tiếp tục nghiên cứu các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, từ đó nâng cao vị thế hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Thứ trưởng có nhắc đến Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam sắp diễn ra tại Hậu Giang, ngành nông nghiệp kỳ vọng gì thông qua Festival này, thưa Thứ trưởng?

Trong tất cả quá trình tái cơ cấu, kết quả hàng tháng, hàng năm đều được các cơ quan truyền thông truyền tải rất nhanh chóng, mau lẹ và chính xác tới các cơ quan, bà con nông dân trên phạm vi cả nước và quốc tế. Đây chính là kênh để tăng trưởng trong nông nghiệp, để tái cơ cấu có kết quả và để thúc đẩy xuất khẩu.

Việt Nam đã xuất khẩu 7,75 triệu tấn gạo, trị giá 4,41 tỷ USD trong 11 tháng năm 2023. Ảnh: TL.

Việt Nam đã xuất khẩu 7,75 triệu tấn gạo, trị giá 4,41 tỷ USD trong 11 tháng năm 2023. Ảnh: TL.

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam sắp diễn ra tại Hậu Giang lần này Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo làm sao để cộng đồng quốc tế thấy được những đóng góp quan trọng của Việt Nam vào an ninh lương thực; thứ nữa là vị thế, thương hiệu gạo Việt Nam sẽ nổi bật trong tầm khu vực và quốc tế.

Ngoài ra, đây cũng chính là mục tiêu để chúng ta và thế giới thấy rằng, ngành lúa gạo Việt Nam phát triển như vậy, tăng trưởng như vậy, chất lượng như vậy, từ đó sẽ có nhiều đơn hàng hơn, nâng cao được giá trị hơn, thu nhập của người trồng lúa được nâng cao hơn, đóng góp quan trọng cho tái cơ cấu nông nghiệp nói chung và ngành lúa gạo nói riêng trong thời gian tới.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

(Thực hiện)

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất