| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 02/05/2019 , 08:56 (GMT+7)

08:56 - 02/05/2019

Giá điện nhảy múa kiểu lũy kế

Dù đang bước vào cao điểm mùa nóng trên cả nước, nhưng cầm tờ hóa đơn thanh toán tiền điện tháng 4/2019 thì nhiều người không tránh khỏi cảm giác rùng mình ớn lạnh vì số tiền phải trả bỗng dưng tăng bất thường.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN cho biết, đây là kết quả của việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân 8,36% kể từ ngày 20-3-2019. Với một động tác đơn giản là tăng giá điện, EVN có thêm 20 ngàn tỷ đồng mỗi năm. Thế nhưng, nghịch lý người dân đang phải gánh chịu thì chưa có cơ quan đoàn thể nào nhắc đến một cách tích cực!

Giá bán lẻ điện sinh hoạt được EVN phân làm 6 bậc, thấp nhất 1.678 đồng/ kWh và cao nhất là 2.927 đồng/ kWh. Thế nhưng, cách tính giá điện theo phương pháp lũy kế lại vô cùng lắt léo. Chỉ cần cầm hóa đơn tiền điện và kiểm tra tỉ mỉ sẽ dễ dàng nhận ra nhiều thắc mắc không biết truy vấn đơn vị.

Ví dụ, hạn mức ở bậc 1 lên đến 50kWh thì tại sao khách hàng chỉ được tính cho 11kWh, còn lại chuyển sang các bậc giá cao hơn? Tiếp theo khách hàng chỉ được phân bổ 11kWh cho bậc 2 ( có hạn mức 50kWh), 23kWh cho bậc 3 (có hạn mức 100kWh) và 21kWh còn lại cho bậc 4 (có hạn mức 100kWh) trong số 66kWh.

Nghĩa là mức điện tiêu thụ được phân bổ cho bậc nọ vẫn chưa hết, thì cái số tiền phải trả đã… ngang nhiên lũy kế qua bậc kia? Không thể biện minh, chính cách tính lũy kế kiểu đặc lợi nắm đằng chuôi ấy, đã đẩy mức điện năng tiêu thụ của khách hàng lên chót vót.

Trước câu hỏi, thực tế giá điện tăng ở mức 8,36% hay cao hơn? Đại diện EVN thừa nhận, kết hợp các yếu tố điện sử dụng tăng theo quy luật hằng năm vào những tháng hè (khoảng 16%) cộng với việc giá bán điện điều chỉnh (8,35 - 8,36%) làm tổng số tiền điện của kỳ hóa đơn tháng 4/2019 của các hộ dân phải trả tăng hơn so với tháng trước ít nhất trên 35%. Dù chưa có con số thống kế chính xác, nhưng hóa đơn tiền điện ở các đô thị lớn đều khiến người tiêu dùng choáng váng.

EVN tăng giá điện theo kỹ thuật khéo léo và biện giải khôn ngoan, khiến nhiều người bức xúc, nhưng ai cũng phải cắn răng chịu đựng. Có gan thì… đừng dùng điện, thử xem có thành người tiền sử không!

EVN hiểu vấn đề cơ bản ấy, và rất yên tâm với việc điều chỉnh tăng giá điện nhằm giải quyết những vướng mắc trong quy trình quản lý và kinh doanh của họ. Hiện tại, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện vẫn là cuộc chơi riêng của EVN vì tính độc quyền của ngành điện vẫn được duy trì. Thị trường điện đang cần sự thay đổi, nhưng các chính sách đầu tư vẫn chưa đủ khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia. Không có cạnh tranh thì người bán thỏa sức khống chế và móc túi người mua. Và hệ lụy trước mắt là giá điện tăng vọt sẽ khiến giá nhiều mặt hàng khách tăng theo, dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng được dịp nhảy múa vô tư.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm