| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai: 5 năm, mất hơn 8.500ha rừng

Thứ Sáu 20/11/2020 , 21:35 (GMT+7)

Kết luận thanh tra của UBND tỉnh Gia Lai báo cáo trước yêu cầu của Đoàn giám sát Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ năm 2016-2020, tỉnh này đã để mất hơn 8.500ha rừng.

Mất hàng ngàn ha rừng

Báo cáo mới đây của UBND tỉnh Gia Lai, trong thời gian từ năm 2016 - 2020, tại 14 trong tổng số 21 Ban Quản lý rừng phòng hộ, diện tích rừng bị mất là 8.538ha, trong đó có 7.735ha diện tích rừng tự nhiên, và 800ha rừng trồng.

Việc mất rừng được xác định bằng phương pháp sử dụng phần mềm vi tính, ảnh vệ tinh kết hợp cùng đi thực địa và sử dụng máy định vị do chính Ban Quản lý rừng phòng hộ cung cấp. Sau khi có kết quả đo đạc được, Ban Quản lý rừng – là đơn vị chủ rừng – thống nhất ký xác nhận trên hồ sơ và bản đồ, có nêu rõ từng vị trí tiểu khu, khoảnh, lô bị mất.

Trong thời gian 5 năm, Gia Lai đã để mất hơn 8.500ha rừng. 

Trong thời gian 5 năm, Gia Lai đã để mất hơn 8.500ha rừng. 

Tại BQL Bắc An Khê, Sở NN-PTNT báo cáo diện tích đất lâm nghiệp bị mất và lấn chiếm là hơn 1.266 ha.

Sau đó, các cơ quan thanh kiểm tra xác định BQL Bắc An Khê thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng đã để mất 251ha. BQL Ya Hội, Sở NN-PTNT báo cáo diện tích đất lâm nghiệp bị mất hơn 771ha, cơ quan thanh kiểm tra phát hiện ban để mất 166 ha.

BQL Bắc Biển Hồ phát hiện có 278ha rừng trồng bị thiệt hại; ngoài ra có 8,94 ha đất lâm nghiệp bị các cá nhân lạm dụng chức vụ, quyền hạn lấn chiếm, sử dụng trái phép; trong đó có 5,6ha đã được UBND TP.Pleiku cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật. BQL Ia Grai bị mất, lấn chiếm hơn 360ha rừng trồng, gây thiệt hại, lãng phí tài sản Nhà nước tương ứng số tiền 12 tỷ đồng.

Trong tổng số 8.538ha bị mất, có 7.735ha là rừng tự nhiên. Ảnh: Tư liệu.

Trong tổng số 8.538ha bị mất, có 7.735ha là rừng tự nhiên. Ảnh: Tư liệu.

BQL Ayun Pa để mất 550ha rừng tự nhiên. BQL Đức Cơ tự báo cáo diện tích rừng đơn vị quản lý bị mất là hơn 8.969ha.

Qua kiểm tra hồ sơ, diện tích rừng tự nhiên của ban để mất là 3.210 ha; đo vẽ bản đồ một số khu vực diện tích rừng bị phá là hơn 432ha.

BQL Ia Púch để mất 1.228ha (trong đó có 359ha bị ba doanh nghiệp chặt phá rừng, lấn chiếm để trồng cao su.

BQL Chư Mố để mất 1.470ha, trong đó 1.442ha là rừng tự nhiên. BQL Ia Meur để mất 555ha rừng, trong đó có 545ha là rừng tự nhiên. BQL Đông Bắc - Chư Pah, Bắc Ia Grai, Ia Rsai, Nam Phú Nhơn cũng để mất hơn 400ha.

Vì sao không thể khởi tố?

Tại các BQL trên, Công an tỉnh đã tiếp nhận hồ sơ mất rừng của các BQL Ayun Pa, Đức Cơ, Chư Mố, Ia Púch, Ia Grai, Bắc Biển Hồ, Bắc An Khê.

Kết luận thanh tra báo cáo trước yêu cầu của Đoàn giám sát Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: Văn bản.

Kết luận thanh tra báo cáo trước yêu cầu của Đoàn giám sát Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: Văn bản.

Tuy nhiên, trong 8 BQL, Cơ quan Cảnh sát điều tra chỉ mới khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 2 BQL Bắc Biển Hồ (12 bị can; Ia Grai 2 bị can); còn 6 BQL không thể khởi tố vụ án vì việc xác định thiệt hại đối với diện tích rừng bị mất là không có cơ sở.

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, về việc đề nghị Sở NN-PTNT cho biết cơ sở giám định xác định trữ lượng gỗ, hiện trạng đất rừng, tài sản trên đất bị thiệt hại, thời điểm bị lấn chiếm, chồng lấn là thời điểm nào để tính giá trị thành tiền.

Sở NN-PTNT cho rằng: “Không có đủ cơ sở và khả năng để tính giá trị thành tiền vì việc đo đạc hiện trạng đất không xác định được trữ lượng gỗ là bao nhiêu m3/ ha, thời điểm bị lấn chiếm, trồng lấn… đối với diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng bị mất.

Mất hàng ngàn ha rừng, nhưng không xác định được thiệt hại, do vậy nhiều BQL rừng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh không thể khởi tố vụ án. Đáng nói, tất cả các BQL rừng đều trực thuộc Sở NN-PTNT quản lý, nhưng Cơ quan CSĐT lại đi hỏi ý kiến của cơ quan chủ quản về việc xác định thiệt hại.

Xem thêm
Thủ tướng làm Trưởng ban sắp xếp, tinh giản bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện nghị quyết về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

Các mô hình đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn liền với chuỗi giá trị giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Đại học Thủy lợi - Niềm tự hào của các thế hệ sinh viên

Bí thư Yên Bái coi nhà trường là nơi rèn giũa lý tưởng, còn Thứ trưởng Bộ NN-PTNT xem đây là nguồn tri thức vô giá trong vấn đề thủy lợi, phòng chống thiên tai.