| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai với chiến lược 'ông lớn' nông nghiệp công nghệ cao

Thứ Tư 04/08/2021 , 10:30 (GMT+7)

Mấy năm gần đây, hàng ngàn tỷ đồng được các đơn vị, cá nhân đổ vào Gia Lai đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bước đầu đã thấy kết quả khả quan.

Làn sóng đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Sự đầu tư của các đơn vị, cá nhân vào Gia Lai trên lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xem là hướng đi đúng, khi mà tỉnh này đang mở rộng mời gọi đầu tư, đặc biệt đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đây cũng là cú hích lớn đối với Gia Lai trong phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cà phê Vĩnh Hiệp Gia Lai xuất khẩu sang Châu Âu tháng 6/2020. Ảnh: TĐL.

Cà phê Vĩnh Hiệp Gia Lai xuất khẩu sang Châu Âu tháng 6/2020. Ảnh: TĐL.

Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, Gia Lai đang dần có những hướng đi phù hợp trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm tham gia sâu hơn vào chuỗi cung, cầu của thị trường trong nước và thế giới. Đặc biệt, chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang được tỉnh này quyết liệt thực hiện.

Từ đây, Gia Lai đã hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao. Báo cáo từ Sở NN-PTNT tỉnh này cho biết: Toàn tỉnh hiện có 3 doanh nghiệp được chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm Công ty TNHH MTV Hương Đất, sản xuất rau an toàn ở xã An Phú (TP. Pleiku); Công ty Cổ phần chè Bàu Cạn sản xuất 900 ha chè, cà phê, cây ăn quả ở huyện Chư Prông; Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (TP. Pleiku) sản xuất 42 ha cà phê Organic USDA, EU, JAS, Korea và 2.799 ha cà phê theo tiêu chuẩn 4C và 1.235ha cà phê theotiêu chuẩn UTZ.

Toàn tỉnh hiện có 344 ha rau được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng VietGAP và GlobalGAP tập trung tại 3 vùng chuyên canh rau của tỉnh là TP. Pleiku, Thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Một số nông sản của Gia Lai đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như Rau An Khê, Gạo Phú Thiện, chỉ dẫn địa lý Gạo Ba Chăm….

23 sản phẩm cây ăn quả của tỉnh cũng đã được cấp mã số vùng trồng và 186.885 ha cây trồng được sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance (đạt 34% diện tích gieo trồng toàn tỉnh).

Chanh leo của Doveco Gia Lai xuất khẩu sang Châu Âu tháng 9/2020. Ảnh: TĐL.

Chanh leo của Doveco Gia Lai xuất khẩu sang Châu Âu tháng 9/2020. Ảnh: TĐL.

Gia Lai đã và đang thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thành lập vùng nông

Năm 2020, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 30 ngàn tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản đạt 515 triệu USD, tăng 14% so với năm 2019.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, giá trị ngành nông nghiệp đạt hơn 41 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân 6%/năm.

nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại khu vực cánh đồng An Phú thuộc TP. Pleiku và huyện Đak Đoa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Chư Sê; thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư 15 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Đề án phát triển trên 120.000 ha rau quả, trên 25.000 ha dược liệu trên địa bàn Gia lai cũng đang được thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh Gia Lai có 231.000 ha cây trồng thực hiện liên kết sản xuất.

Theo ông Lưu Trung Nghĩa, Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai: Tỉnh đã tập trung thu hút đầu tư, kêu gọi nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu nông sản, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm đầu chuỗi để liên kết sản xuất với kinh tế hộ nông dân thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng.

Song song với thu hút đầu tư, Gia Lai đang triển khai truy xuất nguồn gốc; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông lâm nghiệp của tỉnh. Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, đã có 2 sản phẩm chủ lực của Gia Lai là cà phê và chanh leo được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu.

Dự án nuôi bò của THAGRICO. Ảnh: Tuấn Anh.

Dự án nuôi bò của THAGRICO. Ảnh: Tuấn Anh.

Một số doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời áp mái cũng tiến hành mô hình trang trại nông nghiệp công nghệ cao. Thực tế, với hơn 440 hệ thống điện mặt trời áp mái có công suất từ 500 KWp trở lên, quỹ đất ở đây là rất lớn.

Nếu phát triển đúng như cam kết và vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, sẽ là tiềm năng lớn nâng cao giá trị, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

Mục tiêu 'thủ phủ' nông nghiệp công nghệ cao và chế biến nông sản

Ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhấn mạnh: Nông nghiệp hữu cơ có vai trò vô cùng to lớn không chỉ đối với sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng, mà còn góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền nông nghiệp.

THAGRICO áp dụng nuôi bò theo công nghệ cao. Ảnh: TĐL.

THAGRICO áp dụng nuôi bò theo công nghệ cao. Ảnh: TĐL.

Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, với công nghệ tự động, thông minh, nâng cao giá trị gia tăng, hình thành và phát triển các vùng trồng cây ăn quả, vật nuôi quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, có tính cạnh tranh, gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm cũng là mong muốn và kế hoạch có tính chiến lược của Gia Lai.

“Gia Lai luôn sẵn sàng đồng hành và tạo mọi điều kiện với doanh nghiệp để thuận lợi trong quá trình đầu tư, phát triển”, ông Thành khẳng định.

Nhờ môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, đầu năm 2021, hai "đại gia" Việt Nam là tỷ phú Trần Bá Dương và ông Đoàn Nguyên Đức đã mang đến cơ hội cho Gia Lai trong thu hút đầu tư, góp phần đưa tỉnh này định danh rõ ràng hơn trong bản đồ phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam.

Theo đó, hai đại dự án và đã và đang tiến hành ở Gia Lai từ đầu năm 2021, mang lại kỳ vọng lớn cho ngành nông nghiệp của Gia Lai, gồm: Dự án chăn nuôi bò thịt của THAGRICO tại xã IaPuch, huyện Chư Prông, quy mô 35.000 con, công suất nuôi 140.000 con/năm với tổng vốn đầu tư khoảng 1.993 tỷ đồng;

Dự án chăn nuôi heo thịt kết hợp chăm sóc và phát triển cây cao su của HAGL Agrico ở xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, quy mô 160.000 con, công suất nuôi 400.000 con/năm với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.

Đồng cỏ của THAGRICO phục vụ trong chăn nuôi bò. Ảnh: Tuấn Anh.

Đồng cỏ của THAGRICO phục vụ trong chăn nuôi bò. Ảnh: Tuấn Anh.

Ngoài ra, sự kế hợp của hai “ông lớn” trong định hướng phát triển cũng không nằm ngoài kế hoạch lớn, chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, Gia Lai sẽ phát triển mạnh những vùng chuyên canh cây ăn trái để không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi các thị trường lớn ở Châu Á, Châu Âu.

Để cụ thể hoá định hướng này, nông nghiệp Gia Lai đang phát triển theo hướng hữu cơ, đầu tư công nghệ và gắn liền với chuỗi giá trị. Đây là cơ hội biến Gia Lai trở thành thủ phủ của nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam cũng như phát triển, nâng tầm công nghệ chế biến.

Từ đây, Gia Lai cũng sẽ giải quyết được phần nào bài toán nhân lực hiện đang dôi dư. Trên thực tế, tỉnh cũng đang hỗ trợ tốt các doanh nghiệp không chỉ lao động thuần nông mà còn là lao động nông nghiệp chất lượng cao khi có nguồn nhân lực qua đào tạo từ Trường Cao đẳng nghề Gia Lai, Đại học Nông lâm TP. HCM (Phân hiệu Gia Lai)…

Theo chiến lược, Gia Lai đang từng bước chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung, quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất kép kín theo chuỗi liên kết, hình thành vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi với 106 dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, tổng vốn đầu tư trên 15.000 tỷ đồng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Đồng Tháp trang bị gần 1.580 trạm bơm phục vụ lúa hè thu

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, hiện nay vụ lúa hè thu 2024 toàn tỉnh đã xuống giống hơn 130.000/186.500ha theo kế hoạch, các trà lúa đang trong giai đoạn mạ xanh và làm đòng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm