| Hotline: 0983.970.780

Gia tăng thu nhập nhờ được đào tạo nghề ngay tại địa phương

Thứ Năm 29/06/2023 , 08:44 (GMT+7)

Sau khi được đào tạo nghề, những lao động vùng cao có thể tìm được việc làm. Có nghề trong tay họ cũng có thể tự tạo sinh kế, phát triển kinh tế gia đình.

Qua đào tạo nghề về du lịch, lao động ở vùng cao Lào Cai có cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập. Ảnh: T.L.

Qua đào tạo nghề về du lịch, lao động ở vùng cao Lào Cai có cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập. Ảnh: T.L.

Chú trọng công tác đào tạo nghề

Ông Đinh Văn Thơ, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lào Cai cho biết, Sở đã tham mưu, triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đào tạo nghề và giải quyết việc làm của Bộ LĐ-TB&XH và của tỉnh Lào Cai; xây dựng các chương trình, kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp.

Sở LĐTBXH chỉ đạo, đôn đốc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch tư vấn, tuyển sinh, đào tạo năm 2023, đặc biệt quan tâm, chú trọng đến đào tạo nghề cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số; người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; lao động nữ; hộ gia đình mất đất sản xuất, người chấp hành xong hình phạt tù...

Trong đó tập trung tổ chức tuyên truyền tại các xã nghèo, xã vùng cao có nhiều người lao động dân tộc thiểu số và không có việc làm; lao động tự do, lao động từ các vùng dịch trở về đã quay trở lại thị trường lao động hoặc chuyển đổi việc làm.

Đặc biệt, xã hội hóa công tác dạy nghề được đẩy mạnh theo hướng đa dạng các loại hình cơ sở, phương thức dạy và học, thực hiện liên doanh, liên kết với các trình độ đào tạo, thực hiện phân luồng, khuyến khích học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào học nghề. Thông qua xã hội hóa đã phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp dạy nghề và tạo điều kiện người nghèo được thụ hưởng thành quả trong công tác dạy nghề ở mức độ ngày càng cao.

Từ nguồn lực phân bổ chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 lớn, góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm hoàn thành vượt kế hoạch năm. Qua đó góp phần đẩy mạnh công tác an sinh xã hội của tỉnh nói chung, trong đó có các xã khu vực biên giới.

Từ những giải pháp đồng bộ, thiết thực, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Lào Cai chuyển biến tích cực. Số lao động được học nghề ngày càng tăng, có việc làm ổn định, phù hợp với năng lực, sở thích và ngành nghề đào tạo. Qua đó, người lao động tăng thu nhập, tạo được sinh kế, phát triển kinh tế xã hội ở vùng nông thôn.

Trường Cao đẳng Lào Cai là một cơ sở đào tạo uy tín. Trường được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại cùng giảng viên có trình độ chuyên môn cao, tận tâm đã giúp học viên có việc làm sau tốt nghiệp. Ảnh: T.L.

Trường Cao đẳng Lào Cai là một cơ sở đào tạo uy tín. Trường được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại cùng giảng viên có trình độ chuyên môn cao, tận tâm đã giúp học viên có việc làm sau tốt nghiệp. Ảnh: T.L.

Có việc làm, tăng thu nhập sau khóa học 

Trường Cao đẳng Lào Cai là đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo các lớp học ngắn hạn cho lao động vùng cao tại Lào Cai với các ngành nghề sửa chữa máy nông nghiệp, kỹ thuật trồng nấm sò, sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, nghiệp vụ buồng nhà hàng, kỹ thuật xây dựng, nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc gia cầm…

Tại Sa Pa, từ nhu cầu của thị xã, nhà trường đã mở lớp nghiệp vụ buồng nhà hàng, đào tạo trực tiếp tại khách sạn 3-4 sao để học viên cập nhật kiến thức và được các khách sạn này nhận luôn vào làm việc.

Trong đó, tham gia lớp học là đồng bào dân tộc thiểu số, có trường hợp đã đi làm nhưng chưa được qua đào tạo để làm các công việc trong khách sạn. Cùng với việc giảng dạy lý thuyết, nhà trường mượn cơ sở vật chất của khách sạn để đào tạo, bắt tay chỉ việc. Sau đào tạo, người lao động được cấp chứng chỉ đào tạo nghề thường xuyên, có việc và thu nhập tăng đáng kể.

Chị Tẩn Thị Thu làm việc tại khách sạn Pao’s ở Sa Pa cho biết: “Sau khi được đào tạo và học về những kiến thức kỹ năng các cô đã dậy, em cảm thấy rất tự hào vì các cô rất nhiệt tình và dậy nhiều kiến thức và rèn luyện cho em nhiều những kỹ năng, nghiệp vụ trong nhà hàng, khách sạn cao cấp. Qua việc đào tạo này em đã áp dụng những kiến thức đó vào công việc hằng ngày của em giờ công việc của em đã tốt hơn và tiến bộ lên rất nhiều ạ. Từ khi được đào tạo xong em đã được tăng lương và công việc cũng ổn hơn".

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lào Cai, trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, ước đến hết 6 tháng đầu năm 2023 đào tạo được 5.770 người đạt 50,17% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2022 là 448 người.

Trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp là 1.250 người; sơ cấp và dưới 3 tháng là 4.520 người. Lũy kế từ đầu nhiệm kỳ đến hết tháng 6/2023 tuyển sinh và đào tạo được 29.000 người đạt 50% so với mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025. Ước thực hiện năm 2023 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo mới, bồi dưỡng lại cho 11.500 người, đạt 100% kế hoạch năm.

Người lao động vùng cao Lào Cai tạo được sinh kế sau khi được học, đào tạo tại các lớp về kỹ thuật nông nghiệp. Ảnh: T.L.

Người lao động vùng cao Lào Cai tạo được sinh kế sau khi được học, đào tạo tại các lớp về kỹ thuật nông nghiệp. Ảnh: T.L.

Tạo sinh kế cho lao động vùng cao

Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số giúp lao động vùng cao Lào Cai có việc làm ổn định, người dân chuyển đổi, có sinh kế để gia tăng thu nhập. Qua công tác đào tạo dạy nghề, lao động vùng cao được nâng cao trình độ, hiểu biết, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Các địa phương trong tỉnh cũng chủ động xây dựng kế hoạch ngành nghề đào tạo sát thực tế, nhu cầu học nghề của từng bộ phận người dân, địa phương. Các khóa, lớp đào tạo nghề, chương trình đào tạo, danh mục nghề phù hợp với lao động là người dân tộc thiểu số nhất là lĩnh vực nông nghiệp…

Tại xã Trung Lèng Hồ (huyện Bát Xát, Lào Cai), từ năm 2022, đã có nhiều học viên trong độ tuổi lao động tham gia những lớp đào tạo nghề. 

Ông Sùng A Tỷ, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Lèng Hồ (huyện Bát Xát, Lào Cai) cho hay, năm 2022, xã được tạo điều kiện để cho bà con tham gia 2 lớp đào tạo nghề về du lịch cộng đồng và kỹ thuật trồng nấm sò. Sau khi được đào tạo, các học viên áp dụng và triển khai trồng nấm tại gia đình, để gia tăng thu nhập còn lớp du lịch cộng đồng để đón lõng tới đây du lịch của địa phương sẽ được đẩy mạnh và phát triển.

Qua lớp đào tạo, người dân được tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức và hiểu biết xã hội, để phát triển kinh tế gia đình đóng góp sự phát triển chung của địa phương. Các đối tượng tham gia đào tạo ưu tiên số một là trong diện hộ nghèo, cận nghèo trong độ tuổi lao động sau đó được mở rộng cho đối tượng thanh niên trong xã có nhu cầu.

Cuối tháng 6 này, xã phối hợp Trường Cao đẳng Lào Cai sẽ tiếp tục mở lớp kỹ thuật trồng nấm sò cho những học viên mới. Qua lớp đào tạo, người lao động nắm bắt được kỹ thuật trồng nấm. Lớp học này chủ yếu các chị em phụ nữ ít đi ra xã hội làm việc nên họ có thể thêm thu nhập ngay tại nhà.

Ông Bùi Quang Trung, giảng viên Trường Cao đẳng Lào Cai cũng là người dạy nghề cho học viên tại xã Trung Lèng Hồ cho hay, nội dung, phương pháp, hình thức dạy nghề bám sát thực tiễn, lấy người học là trung tâm nhưng vẫn đảm bảo phù hợp trình độ, nhận thức của bà con. Mặc dù có những khó khăn nhất định bởi phải bắt tay chỉ việc tận nơi nhưng qua đào học viên có khả năng ứng dụng được ngay trong cuộc sống, công việc hằng ngày…

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.