| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp giúp người thu nhập thấp có chốn an cư

Thứ Năm 03/04/2025 , 14:23 (GMT+7)

Sáng 3/4, Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm về ‘nhà ở cho người trẻ’, đưa ra các giải pháp giúp người thu nhập thấp có chốn an cư.

Cần chính sách ưu đãi

Việc phát triển nhà ở xã hội đang được triển khai quyết liệt nhằm gia tăng nguồn cung, từng bước đáp ứng nhu cầu thực tế của người thu nhập thấp. Đây là yêu cầu quan trọng của Chính phủ giúp người thu nhập thấp có chốn an cư.

Tọa đàm 'Nhà ở cho người trẻ' nhằm tìm giải pháp giúp người thu nhập thấp có chốn an cư. Ảnh: Đình Du.

Tọa đàm "Nhà ở cho người trẻ" nhằm tìm giải pháp giúp người thu nhập thấp có chốn an cư. Ảnh: Đình Du.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) chia sẻ: “Nhà ở giá rẻ gồm hai loại: Nhà ở xã hội và nhà vừa túi tiền. Hai loại nhà này khác nhau ở hai điểm. Nhà ở xã hội được hưởng ưu đãi về tiền sử dụng đất, tín dụng và giới hạn lợi nhuận ở mức 10%. Nhưng hiện nay nhà ở xã hội không còn rẻ như trước, do phát sinh nhiều chi phí đã đẩy giá lên cao. Giá nhà ở xã hội hiện nay thấp hơn giá nhà ở thương mại khoảng 15%.

Đối với nhà giá rẻ, cần xác định độ tuổi sở hữu là từ 45 trở xuống, thay vì 35 tuổi như hiện nay. Loại nhà này không chỉ dành cho người trẻ mà còn hướng đến những người mua căn nhà đầu tiên. Trong thời đại số hóa, người trẻ có xu hướng thay đổi công việc thường xuyên, điều này dẫn đến xu hướng thuê nhà trở thành lựa chọn chính của nhiều người”.

Cũng theo người đứng đầu HoREA, giá thuê nhà tại TPHCM hiện nay dao động từ 1,5 - 1,9 triệu đồng/tháng. Không chỉ người thu nhập thấp mà cả những nhóm thu nhập cao hơn cũng chọn thuê nhà ở mức này. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng chỗ ở là rất quan trọng.

Bên cạnh việc thuê nhà, một bộ phận giới trẻ vẫn có xu hướng mua nhà dưới 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, loại hình nhà ở này ngày càng khan hiếm trên thị trường, mong muốn có cơ chế hỗ trợ và chính sách ưu đãi cho người trẻ mua nhà.

Về định hướng phát triển nhà ở, HoREA đề xuất cần có nhiều cơ chế mới để rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội. Có thể giao cho Sở Xây dựng quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội.

Đẩy mạnh nguồn cung       

Tại buổi tọa đàm, lãnh đạo các sở ngành, chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp… đều đồng tình với việc thị trường đang chứng kiến tình trạng giá nhà tăng phi mã do nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu nhà ở thực thì lại rất lớn. Hiện nay, nhà ở xã hội tại TP.HCM chỉ vào khoảng 6.000 căn, quá ít so với nhu cầu thực tế.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA đề xuất cần rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội. Ảnh: Đình Du.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA đề xuất cần rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội. Ảnh: Đình Du.

Vì vậy, TP.HCM hay các thành phố lớn cần đẩy mạnh gia tăng nguồn cung. Nếu đề án xây dựng 1 triệu căn nhà của Chính phủ được triển khai thành công, đây sẽ là một yếu tố quan trọng giúp cân bằng thị trường.

Năm 2024, Sở Xây dựng TP.HCM chỉ chấp thuận cho chủ đầu tư mở bán hơn 1.600 căn hộ hình thành trong tương lai, trong khi số lượng này đang giảm dần qua các năm. Từ năm 2021 đến nay, TPHCM không có thêm nguồn cung nhà ở vừa túi tiền. Một số dự án hiện tại là những dự án đã hình thành từ trước, và nhà đầu tư đang tối ưu hóa lợi nhuận từ các dự án này.

Hiện nay TP.HCM và các tỉnh lân cận có hàng trăm dự án đang bị đình trệ, nếu được khơi thông, sẽ giúp tăng nguồn cung nhà ở đáng kể, tạo điều kiện để người trẻ và người có nhu cầu thực tiếp cận nhà ở.

Ngoài ra, việc cải cách thủ tục hành chính cần rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở trong thời gian sớm nhất.

Ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Đình Du.

Ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Đình Du.

Ông Vương Duy Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng chia sẻ: “Nhìn chung, thị trường bất động sản từ cuối năm 2024, đặc biệt là đầu năm 2025 đã có sự phục hồi, phát triển tương đối tích cực, nhờ vào các chính sách tháo gỡ khó khăn được Quốc hội và Chính phủ ban hành. Ngoài ra, Chính phủ thường xuyên đôn đốc, làm việc trực tiếp tại các địa phương, đặc biệt là ở những khu vực trọng điểm như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai. Đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần giúp thị trường bất động sản phục hồi và tăng trưởng”.

Cũng theo ông Dũng, nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở phù hợp với khả năng chi trả của người lao động và người trẻ vẫn còn rất hạn chế. Gần đây, Chính phủ đã tổ chức hội nghị nhằm tháo gỡ khó khăn trong phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp và người trẻ. Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu trong Đề án xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội.

Việc phát triển nhà ở xã hội cũng đã được giao chỉ tiêu cụ thể cho từng địa phương. Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy phát triển phân khúc này.

Hiện nay, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng đang được triển khai. Bộ Xây dựng đang nghiên cứu và chuẩn bị trình Chính phủ, để tiếp tục trình Quốc hội một nghị quyết thí điểm về chính sách nhà ở xã hội, trong đó có nhiều ưu đãi hơn về thủ tục đầu tư, lãi suất vay cũng như mở rộng đối tượng thụ hưởng. Đặc biệt, các quy trình liên quan sẽ được rút ngắn nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.

Riêng đối với nhóm lao động trẻ tại các đô thị, đây là đối tượng cần được ưu tiên. Họ thường gặp khó khăn do tay nghề còn hạn chế, thu nhập thấp và thời gian tích lũy chưa nhiều, khiến việc mua nhà theo cơ chế thị trường gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, lao động trẻ cũng có lợi thế về khả năng phát triển nghề nghiệp và gia tăng thu nhập trong tương lai. Do đó, việc hỗ trợ nhóm này không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn góp phần giải quyết bài toán nhà ở một cách lâu dài và bền vững.

"Cần bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang và cán bộ, công chức nhà nước. Hiện nay, nhu cầu mua nhà ở xã hội của nhóm này rất cao, nhiều người vẫn phải xếp hàng chờ mua. Vì vậy, cần có hành lang pháp lý riêng để hỗ trợ họ tiếp cận quỹ nhà ở, giúp việc mua nhà trở nên dễ dàng hơn", ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA đề xuất.

Xem thêm
Nhà đầu tư đã 'tỉnh táo' hơn trước cơn 'sốt đất'

Trước cơn 'sốt đất' diễn ra tại một số khu vực TP.HCM và vùng lân cận như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu… nhiều nhà đầu tư vẫn cẩn trọng và 'tỉnh táo'.

Đầu tư dự án Khu đô thị hỗn hợp TP Nha Trang hơn 17.330 tỷ đồng

Dự án Khu đô thị hỗn hợp TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có quy mô sử dụng đất hơn 226 ha thuộc xã Vĩnh Thái và phường Phước Long, TP. Nha Trang.

Động thổ dự án Khu công nghiệp Phú Xuân

Đắk Lắk Ngày 10/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã dự lễ động thổ dự án Khu công nghiệp Phú Xuân tại xã Ea Drơng, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk.

HoREA đề xuất cơ chế đặc thù xây dựng nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đề xuất cơ chế đặc thù xây dựng nhà ở xã hội, đồng thời chủ đầu tư phải nghiêm túc trong việc xây dựng quản lý, hậu kiểm.

Bình luận mới nhất