| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp phục hồi cây ăn trái bị ngập úng

Thứ Tư 18/10/2023 , 12:30 (GMT+7)

ĐBSCL Lý do khiến cây trồng bị suy kiệt và chết ngạt là vì đất bị bão hòa nước, gây thiếu oxy vùng rễ lâu ngày do ngập nước và tạo lớp váng bề mặt dày.

Vườn cây ăn trái ở ĐBSCL bị ngập nước nhiều ngày khiến cây ủ rũ, vàng lá, rụng lá, nặng hơn là chết cây. Ảnh: Lê Minh Quốc. 

Vườn cây ăn trái ở ĐBSCL bị ngập nước nhiều ngày khiến cây ủ rũ, vàng lá, rụng lá, nặng hơn là chết cây. Ảnh: Lê Minh Quốc. 

Ngập úng làm cây quang hợp và hô hấp kém

Từ tháng 8-12 hàng năm là thời gian thường xuất hiện mưa lũ nhiều, đối với những khu vực có địa hình thấp, tình trạng mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường thì nguy cơ tình trạng ngập úng xảy ra rất cao. Sau đó khi trời nắng trở lại, cây trồng dễ bị hư rễ và hiện tượng sốc nhiệt, điều này thể hiện qua việc cây ủ rũ, vàng lá, rụng lá, nặng hơn là chết cây. Vậy nguyên nhân do đâu và cần có biện pháp kỹ thuật nào để giảm thiệt hại do mưa lũ và ngập úng gây ra làm chết cây ?

Thứ nhất, lý do lớn khiến cây trồng bị suy kiệt và chết ngạt là vì đất bị bão hòa nước, gây thiếu oxy vùng rễ lâu ngày do ngập nước và tạo lớp váng bề mặt dày sau khi nước rút. Oxy trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ cây không thể lấy oxy để hô hấp. Đất trồng bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của rễ, cây trồng gặp khó khăn khi thực hiện quá trình trao đổi khí và hấp thụ các dưỡng chất.

Thứ hai, ở điều kiện ngập nước kéo dài, sẽ gây ra hiện tượng hô hấp kị khí, là môi trường phát triển cho các vi sinh vật yếm khí sinh ra các chất độc hại đối với tế bào lông hút của rễ. Trong thời gian ngập nước, các vi sinh vật yếm khí này sẽ tạo ra acid hữu cơ, CO2 và một số chất độc hại cho cây trồng. Các lông hút trên bộ rễ sẽ bị chết, rễ bị thối hỏng, không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng cho cây, làm cho cây thiếu chất, suy kiệt. Khi bị ngập lâu ngày rễ cây không còn khả năng phục hồi và cây sẽ chết. 

Khi bị ngập nước, cây trồng mất sức đề kháng, khả năng chống chịu kém, làm phá hủy lớp vỏ rễ bên ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập dễ dàng vào bên trong rễ gây hiện tượng thối rễ. Ảnh: Lê Minh Quốc.

Khi bị ngập nước, cây trồng mất sức đề kháng, khả năng chống chịu kém, làm phá hủy lớp vỏ rễ bên ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập dễ dàng vào bên trong rễ gây hiện tượng thối rễ. Ảnh: Lê Minh Quốc.

Thứ ba, khi bị ngập nước, cây trồng mất sức đề kháng, khả năng chống chịu kém, làm phá hủy lớp vỏ rễ bên ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập dễ dàng vào bên trong rễ gây hiện tượng thối rễ. Từ đó làm cây trồng không thể hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây, cây mất sức và nếu không khắc phục kịp thời cây sẽ chết.

Mỗi loại cây trồng có khả năng chịu ngập khác nhau, thường các loại cây ngắn ngày chịu úng kém hơn cây lâu năm. Ngập úng đã tác động đến quá trình trao đổi chất của cây trồng và đặc biệt là nhóm cây trồng cạn.

Những nguyên nhân trên sẽ làm cho cây quang hợp và hô hấp kém, không thể hấp thu dinh dưỡng qua đường rễ và quang hợp qua đường lá để chuyển hóa dinh dưỡng nuôi cây.

Biểu hiện của cây trồng bị ảnh hưởng do ngập úng

Vườn cây bị ngập úng, rễ cây sẽ bị hư hại, bị tổn thương trước rồi dẫn đến biểu hiện trên thân cành lá và rụng quả. Tuy nhiên, khi quan sát, biểu hiện ảnh hưởng cây trồng bị ngập nước, chúng ta chỉ có thể thấy qua trạng thái thể hiện trên cây trước - phần trên mặt đất. Các biểu hiện đó là: lá có màu xanh nhạt hoặc lá bị vàng úa, chồi non chậm phát triển, đôi khi lá có màu nâu, khô cháy mép. Biểu hiện tăng thêm là rụng lá, kể cả lá non, rụng hoa và rụng trái. Và càng nặng hơn là toàn cây bị héo rũ và chết.

Biện pháp khắc phục và phục hồi cây trồng trong và sau ngập úng

Khi cây trồng đang trong tình trạng yếu, cây chưa hồi phục tuyệt đối không được bón phân. Lúc này cây không hấp thu được, lãng phí phân và phản tác dụng. Nếu bón đạm khi cây chưa hồi phục, cây dễ bị nứt quả, rụng quả. Nếu bón phân hữu cơ cần nhiều oxy để phân giải sẽ gây yếm khí đất, rễ cây chậm phục hồi. Để hạn chế, khắc phục thiệt hại cây trồng sau ngập úng do đợt mưa lũ gây ra sau đây là một số giải pháp.

Khi cây trồng đang trong tình trạng yếu, cây chưa hồi phục tuyệt đối không được bón phân. Ảnh: Lê Minh Quốc. 

Khi cây trồng đang trong tình trạng yếu, cây chưa hồi phục tuyệt đối không được bón phân. Ảnh: Lê Minh Quốc. 

Biện pháp phòng ngừa ảnh hưởng do ngập úng, trước mùa mưa bão cần thiết kế lại mương máng, cống thoát nước để vườn cây nhanh thoát nước khi có mưa lớn. 

Cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập. 

Bón phân cân đối đặc biệt là Kali, Silic, không nên bón đạm làm cây ra nhiều chồi non. 

Hạn chế bón phân hữu cơ, đặc biệt phân hữu cơ chưa hoai vì sẽ làm vi sinh vật hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều oxy của cây trồng khi bị ngập úng. 

Ngập nước kéo dài sẽ gây ra hiện tượng hô hấp kị khí, tạo điều kiện phát triển cho các vi sinh vật yếm khí sinh ra các chất độc hại đối với tế bào lông hút của rễ. Do đó, khi vườn cây ăn trái bị ngập úng trên 2 ngày, bà con nên thực hiện phương pháp sau: Trong trường hợp lá vẫn còn xanh và có mang trái thì nên mạnh dạng dùng kéo dài để cắt 1 phần hoặc tất cả trái đi để cứu cây. 

Phun qua lá hỗn hợp EM lên men (Effective Microorganismas - hay còn gọi là Vi sinh vật hữu ích) hoặc nước ép rau muống lên men, bằng cách phun lên phủ lá 1 lớp mỏng và phun ít nhất 3 ngày/lần để kéo dài tuổi thọ của cây cho đến khi nước rút.

Việc đầu tiên là phải tạo mọi điều kiện để thoát hết nước trong vườn cây, vườn nào thấp dễ đọng nước nên đào mương, đánh rãnh để nước rút xuống càng nhanh càng tốt.

Khi nước rút hoàn toàn, lưu ý không nên làm gì cả cho đến khi đất khô, không nên mang thiết bị nặng, người hoặc vật nuôi để giẫm đạp lên khu vực dưới gốc cây. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống rễ của cây làm cho cây bị ngạt khí và có thể chết. 

Sau khi đất khô, tiến hành phá váng (lớp bùn mặt) bằng cách dùng cào, cào nhẹ lớp đất bề mặt vừa khô, nứt nẻ để không khí đi xuống dưới dễ dàng, nhằm cung cấp oxy cho rễ hô hấp tốt. Đồng thời, tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học vào thời điểm này để bón gốc.

Sau khi phá váng tiến hành phun Ultra-Green (4 lít/200 lít nước) với 0,5 kg Sitto Fulvix (hoặc 1kg Sitto Humic Total) toàn bộ bề mặt đất quanh gốc, giúp ổn định pH đất, kích rễ mới và giúp giải phóng các dinh dưỡng bị keo đất giữ chặt, hóa giải các độc tố trong đất lưu tồn trong thời gian ngập nước.

Khi vườn cây ăn trái bị ngập úng trên 2 ngày, bà con nên thực hiện phương pháp sau: Trong trường hợp lá vẫn còn xanh và có mang trái thì nên mạnh dạng dùng kéo dài để cắt 1 phần hoặc tất cả trái đi để cứu cây. Ảnh: Lê Minh Quốc.

Khi vườn cây ăn trái bị ngập úng trên 2 ngày, bà con nên thực hiện phương pháp sau: Trong trường hợp lá vẫn còn xanh và có mang trái thì nên mạnh dạng dùng kéo dài để cắt 1 phần hoặc tất cả trái đi để cứu cây. Ảnh: Lê Minh Quốc.

Sau đó, cắt tỉa cho cây thông thoáng, để giảm mất nước và tăng tốc độ ra lá mới. Đối với cây hiện đang đậu quả, loại bỏ một phần lượng quả vẫn còn trên cây. Để cây trồng phục hồi nhanh hơn thì phun qua lá phân bón hòa tan công thức như Sitto Fopro 30-10-10+TE kết hợp với AminoKyto hoặc Sitto Alga+K (chiết xuất từ rong biển) theo hướng dẫn trên nhãn mác, phun định kỳ 10 ngày/lần cho đến khi lá non mọc thành lá lụa.

Sau khi cây phục hồi hoàn toàn, tiến hành bón bổ sung NPK Sitto Phat 20-20-15+TE hoặc Sitto Phat Javanix 16-16-8 kết hợp trung vi lượng Sitto-V Đồng và Sitto-V Kẽm/Camix để tăng sức đề kháng cho cây. Phòng trừ nấm bệnh sau ngập: phun Sitto Take Off 600, liều 500 ml/200 lít nước, phun 2 lần cách nhau 15-20 ngày.

Trên đây là những chia sẻ cùng bà con, nhằm “Khắc phục và phục hồi vườn cây ăn trái bị ngập úng” để giảm thiểu thiệt hại thấp nhất.

Xem thêm
Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.